Danh sách câu hỏi
Có 21,779 câu hỏi trên 436 trang
Đọc đoạn trích sau:
“Cái ao sấu ở ngọn rạch Cái Tàu đã bị phát giác. Tin ấy đồn đại lần lần, thấu đến tai ông Năm Hên, người thợ già chuyện bắt sấu ở Kiên Giang đạo, tức là vùng Rạch Giá ngày nay. Ông bơi chiếc xuồng ba lá nhỏ đến địa phận làng Khánh Lâm, ngọn rạch Cái Tàu. Trong xuồng, có vỏn vẹn một lọn nhang trần và một hũ rượu.
Từ sớm tới chiều, ông bơi xuồng tới lui theo rạch mà hát:
Hồn ở đâu đây?
Hồn ơi! Hồn hỡi!
Xa cây xa cối,
Xa cội xa nhành,
Đầu bãi cuối gành,
Hùm tha, sấu bắt,
Bởi vì thắt ngặt,
Manh áo chén cơm,
U Minh đỏ ngòm
Rừng tràm xanh biếc!
Ta thương ta tiếc,
Lập đàn giải oan…
Giọng nghe ảo não, rùng rợn. Dân làng thấy chuyện kì lạ, xuống đứng dưới bến để nhìn kĩ. Đoán chừng ông lão nọ là người có kì tài, họ mời ông lên nhà, làm thịt gà, mua rượu thết đãi. ”
(Sơn Nam, Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Hương rừng Cà Mau, NXB Trẻ, 2014)
Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau:
“Hàng me gầy viền hai lề đường bị cái rét gai góc tuốt sạch đến từng vảy lá nhỏ, một chiều áp Tết như triều dâng âm thầm đã đến kì bộc phát bỗng tưng bừng nơi đầu cành, những chấm lộc vàng, li ti như những bóng đèn nhỏ, le lói sáng một góc trời vẫn còn nhiều mây xám (1). Xuân thiên nhiên gặp gỡ xuân trong lòng người (2). Sự hài hoà, cộng cảm đem lại vẻ đẹp mới mẻ cho tự nhiên, thổi vào cảnh đời thường nhật tưởng như đã nhàm chán một sự sống non trẻ, một nhịp điệu khác thường (3). ”
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, NXB Văn học, 2017)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Đọc đoạn trích sau:
“(1) Ngày thứ nhất - ai biết đích ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ. (2) Nó như lạc loài nơi đất khách. (3) Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân. (4) Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. (5) Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. (6) Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả. (7) Cũng có những bậc kỳ tài xuất đầu lộ diện. (8) Thảng hoặc họ cũng ghi hình ảnh họ trong văn thơ và thảng hoặc trong văn thơ thì họ cũng dùng đến chữ tôi để nói chuyện với người khác. (9) Song dầu táo bạo đến đâu họ cũng không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình, hay - thì cũng thế - với tất cả mọi người. (10) Mỗi khi nhìn vào tâm hồn họ hay đứng trước loài người mênh mông, hoặc họ không tự xưng, hoặc họ ẩn mình sau chữ ta, một chữ có thể chỉ chung nhiều người. (11) Họ phải cầu cứu đoàn thể để trốn cô đơn. (12) Chẳng trách gì tác phẩm họ vừa ra đời, đoàn thể đã dành làm của chung, lắm khi cũng chẳng thèm ghi tên của họ. (13) Ở phương Tây, nhất là từ khi có đạo Thiên chúa không bao giờ cá nhân lại bị rẻ rúng đến thế. ”
(Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2000, Tr. 45-46)
Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. [... ] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình. ”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2014)
Thao tác lập luận chính trong đoạn trích trên là gì?