Danh sách câu hỏi
Có 19,663 câu hỏi trên 394 trang
Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ hóa chất có dán nhãn tên hóa chất là: ethyl acetate, ethyl alcohol, acetic acid và methyl formate và 4 tờ đề can có ghi sẵn nhiệt độ sôi là: \(77{}^oC;\,32{}^oC;\,117,9{}^oC;\,\,78,3{}^oC\). Có một số phương án điền các giá trị nhiệt độ sôi tương ứng với các chất được trình bày trong bảng sau:
Chất
ethyl acetate
ethyl alcohol
acetic acid
methyl formate
Phương án
1
\({77^o}C\)
\(78,{3^o}C\)
\(117,{9^o}C\)
\({32^o}C\)
2
\(78,{3^o}C\)
\({32^o}C\)
\({77^o}C\)
\(117,{9^o}C\)
3
\({32^o}C\)
\(117,{9^o}C\)
\(78,{3^o}C\)
\({77^o}C\)
4
\(117,{9^o}C\)
\({77^o}C\)
\({32^o}C\)
\(78,{3^o}C\)
Phương án đúng là
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bảo Ninh là nhà văn đương đại nổi tiếng của Việt Nam; tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh năm 1952; quê gốc ở xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; lớn lên và sống tại Hà Nội. Năm 17 tuổi, tốt nghiệp phổ thông (Trường Bưởi Chu Văn An), Bảo Ninh nhập ngũ, trở thành người lính (1969) và tham gia chiến đấu tại chiến trường B3 ác liệt (khu vực Tây Nguyên) cho đến tận khi chiến tranh kết thúc năm 1975.
Vốn là người lính từng trải nghiệm ở chiến trường ác liệt, nhiều truyện ngắn của Bảo Ninh thường bắt đầu bằng dòng kí ức đau thương trong chiến tranh, trong đó có truyện “Gọi con”. Truyện ngắn này được in trong tuyển tập “Truyện ngắn hay 2004”, sau đó được in trong tập “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” (tập truyện ngắn, 2009). “Gọi con” cho người đọc thấm thía về “nỗi buồn chiến tranh” để từ đó, tri nhận đầy đủ về giá trị của cuộc sống hoà bình. Văn phong truyện ngắn Bảo Ninh thường đẹp mà buồn, có khi man mác dịu nhẹ, có khi day dứt sục sôi nhưng thường để lại trong bạn đọc những ám ảnh sâu sắc. “Gọi con” và một số truyện ngắn khác, cùng với tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” khiến Bảo Ninh trở thành cây bút hàng đầu của mảng văn học chiến tranh thời hậu chiến và là cây bút thực sự sáng giá của văn học Việt Nam đương đại…
(Đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 12)
Đối tượng chính được đề cập đến trong đoạn trích là:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông…
(Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Hình ảnh “màu hồng hồng của ánh sương mai” có ý nghĩa gì?