Danh sách câu hỏi

Có 11,350 câu hỏi trên 227 trang
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi: (1) Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. (2) Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. (3) Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. (4) Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. (5) Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. (6) Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. (7) Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục. (8) Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Đọc đoạn văn bản sau đây và trả lời câu hỏi: Có một cậu bé muốn được gặp Thần Hạnh Phúc. Cậu bé nhét quần áo vào một chiếc balô bé xíu, cùng một hộp bánh quy và một lon nước ngọt rồi lên đường.   Đi được qua ba khu phố, cậu bé bỗng nhìn thấy một cụ già. Cụ ngồi trong công viên, nhìn chăm chăm lũ chim bồ câu. Trông bà cụ có vẻ buồn và xanh xao... Cậu bé lại gần bà cụ, lấy hộp bánh và lon nước ngọt trong balô ra mời. Bà cụ lúc đầu hơi ngại ngần, nhưng rồi bà cũng nhận lấy những chiếc bánh và mỉm cười. Nụ cười của bà ấm áp tới mức làm cho cậu bé không thể không vui vẻ theo... Họ ngồi trong công viên cả buổi chiều, ngắm cảnh và mỉm cười, nhưng không ai nói lời nào...  Trời gần tối, cậu bé thấy mình bắt đầu mệt mỏi và phải ra về. Bà cụ ôm lấy cậu bé trước khi cậu rời khỏi công viên. Một nụ cười tươi thay cho lời chào tạm biệt...  Khi cậu bé về đến nhà, bà mẹ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy khuôn mặt cậu bé sáng bừng. - Con có chuyện gì mừng rỡ thế? - Bà mẹ hỏi cậu bé - Hôm nay con đã tìm được Thần Hạnh Phúc. Con còn ăn trưa với bà ấy nữa! - Cậu bé hào hứng đáp.  Cũng trong lúc đó, bà cụ trở về nhà. Con trai bà ra mở cửa và hỏi:  - Mẹ ơi, hôm nay trông mẹ có vẻ vui???  - Trưa nay mẹ đã ăn bánh với Thần Hạnh Phúc. Con biết không, vị thần này trẻ hơn mẹ tưởng rất nhiều...  (Nguồn: https://baotayninh.vn/suy-ngam-than-hanh-phuc-a38348.html) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi: Xin cho lá mùa xuân xanh trên rừng hoạn nạn Xin cho những bàn chân hãy nối trên tật nguyền Xin cho mặt đường lặng lẽ đêm đêm Xin cho bầu trời rộn tiếng chim muông Và còn bao cánh đồng đang chờ lúa mới lên thơm Xin thêm những bàn tay dưới đôi vai nhiều người Xin chút nắng về soi trên mắt không còn ngày Xin vui cùng màu gạch ngói tươi Quê hương hẹn hò chuyện cất xây Và xin những sớm mai đàn em thơ đứng cười tương lai một ngày thật mới Xin ôi những mùa xuân xanh cho lòng tuyệt vọng Xin cây trái mọc ngon cho kiếp dân nhục nhằn Xin cho trường học mở lớp đêm đêm Xin cho ngục tù thành những công viên Và xin cho đứng gần một đời sống không mang thù hận Xin chim én mùa xuân hãy hát chung một lời Cho xương máu Việt Nam có phút giây phục hồi Trên đất ngậm ngùi thành những nương khoai Trâu ra ruộng đồng cày luống tương lai Ðường làng xưa có người những chiều gồng gánh yên vui Xin cho những dòng sông cá nhấp nhô đầy thuyền Cho những chuyến đò ngang những sớm mai rộn ràng Quê hương đền bù từng vết thương Ðôi tay cuộc tình vòng ấm êm Từ trong những xóm thôn bà mẹ quê đứng nhìn đêm đêm nhà nhà đèn sáng Xin cho mắt nhìn quen những đóa sen nụ hồng Xin cho những buồng tim máu đã qua bình thường Xin cho học lại từng tiếng yêu thương Xin cho mọi người nhìn mắt anh em Và xin thêm những ngày tìm hạnh phúc mai đây làm người. Xuân nguyện – Trịnh Công Sơn Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre. Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen. Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài. Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu… Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, hẳn đó phải là Lục bát. Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát… Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này. Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằngphẳng, quê mùa (...) Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát (...) Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịtvới tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này. Chu Văn Sơn Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi: TÔI LÀM THƠ VỀ NHỮNG ĐIỀU BÌNH DỊ Tôi không làm thơ về Corona Đó là loài virus giống như lũ người mang linh hồn ác quỷ. Tôi làm thơ về Đất Nước tôi Một Đất Nước của những điều kỳ lạ Một Đất Nước của những điều kỳ diệu Trong chiến tranh Trong đói nghèo Trong cuồng phong của thiên tai Trong bão giông của dịch bệnh Trong nắng trong mưa Vẫn ngát hương nở triệu triệu loài hoa Vẫn thắm tươi triệu triệu trái tim hồng Tôi không nói về những kẻ đi lây truyền Corona Đó là lũ gián và chuột sống dưới cống rãnh để gieo rắc dịch bệnh. Tôi làm thơ về Nhân dân tôi Nhân dân tôi với đủ công đủ việc Nhân dân tôi với đủ mức sống giàu nghèo Nhân dân tôi không thích nói nhiều Nhân dân tôi không hay than thở Không ưa trách móc hay phân bua Nhân dân tôi hành động Bằng tình yêu thương Bằng trách nhiệm Bằng sự sẻ chia và đùm bọc Với đồng bào Với cả thế giới nhân loài Tôi không làm thơ về những thiên đường trong ảo vọng Đó là nơi của những kẻ không có cội nguồn tìm đến với giấc mơ trong cơn hoảng loạn. Tôi làm thơ về Quê hương tôi Quê hương tôi là khắp cả mọi miền trên dải đất hình CHỮ ÉT Quê hương tôi là những sông núi ao hồ đã từng ngập tràn bom đạn. Nhưng màu mỡ ân tình Lấp lánh niềm tin Căng đầy nhựa sống Sôi trào khát vọng Thấm đẫm ân tình Và luôn rộng mở những tấm lòng bao dung. … Thầy Nguyễn Ngọc Dũng – GV trường THPT Đào Duy Từ - Thanh Hóa Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?