Danh sách câu hỏi

Có 12,548 câu hỏi trên 251 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 – 20 (1) Tận mắt chứng kiến cảnh mưa tiếp mưa, lũ chồng lũ ở miền Trung, ba mới thấm thía lời chiêm nghiệm “Nhất thủy nhà hoa”, “Thủy hỏa đạo tặc” của cha ông. Chẳng hiểu từ đâu mà nước lũ ập về nhanh, nhiều và bất ngờ đến thế. Có nơi chỉ từ 10h đêm đến 2h sáng, nước đã dâng cao 4 mét, có nơi nước ngập sâu 1 mét... Con ơi, không có nước, sự sống không thể tồn tại, nước là nguồn sống nhưng nước cũng có thể trở thành kẻ thù hủy diệt sự sống của chúng ta. Con thấy không, con người có thể chinh phục được nhiều hiện tượng thiên nhiên, nhưng vẫn chưa thể làm chủ được thiên nhiên, và trước những cơn thịnh nộ của thiên nhiên, con người vẫn chẳng là gì cả. Cuộc chiến đấu của những chàng Sơn Tinh với Thủy Tinh, cuộc đọ sức giữa con người với thiên nhiên... không phải là chuyện của một thời đã qua, mà còn là chuyện của nhiều đời sau nữa. (2) Nhưng những cơn thịnh nộ của thiên nhiên cũng đâu phải là không có nguyên do! "Thiệt hại nặng nề ở miền Trung một mặt do mưa lớn, một mặt do các công trình thủy điện, giao thông làm biến đổi dòng chảy tự nhiên, chậm thoát ra biển", ông Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh đã từng bày tỏ. Để làm ra của cải, để sống và tồn tại, chúng ta đã làm nhiều việc khiến thiên nhiên nổi giận, đã phá hủy nhiều quy luật cân bằng vững chãi của thiên nhiên. Thiên nhiên vốn là bầu bạn, là môi trường sống của con người, nhưng con người – với những việc làm thiếu suy nghĩ, không thận trọng, không tỉnh táo – đã biến thiên nhiên thành kẻ thù của chính mình Con ạ. Ba chưa bao giờ tham gia phá rừng, cũng không phải là kẻ tiếp tay cho nạn phá rừng, nhưng Ba vẫn thấy mình có lỗi trước những đau khổ mà đồng bào miền Trung phải oằn mình gánh chịu, bởi vì ba đã thờ ơ, hoặc buông xuôi bất lực khi không làm sao ngăn được nạn phá rừng. (3) Giữa mênh mang nước lũ miền Trung, Ba càng hiểu thêm cái tảo tần tháo vát của những người dân vô danh, bình dị, vốn bao đời sống trên cát trắng với cái nắng cháy thịt cháy da. Sự tháo vát và bản năng ham sống mãnh liệt sẽ giúp người ta vượt lên và thích nghi với cả những hoàn cảnh khắc nghiệt ngoài ý muốn. Những thân cây chuối tưởng chừng vứt đi bỗng trở thành bè vượt lũ. Con thấy không, trong một hoàn cảnh nào đó, những gì rất đỗi nhỏ bé, bình dị cũng bỗng trở thành quý giá, thiêng liêng. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Ở đây, một bánh lương khô, nửa gói mì tôm, một ngụm nước sạch, một tấm chăn đơn, một chiếc áo chiếc quần sờn rách... đều trở thành báu vật, đều quý như vàng Con ạ. [...] (5)... Dù có viết bao nhiêu chăng nữa cũng chẳng thể nói hết được tình yêu thương, sự sẻ chia và niềm cảm phục của Ba, của Con, của toàn dân tộc đối với miền Trung. Nước lũ rồi sẽ lui, những đau thương mất mát rồi cũng sẽ dần người, nhưng làm thế nào để cuộc sống của đồng bào miền Trung trở lại bình thường, để mỗi đứa trẻ như Con đều có cơm ăn áo mặc, đều được tới trường, và nhất là để những thảm cảnh mà những cơn thịnh nộ của thiên nhiên gây ra không còn tái diễn... vẫn là điều day dứt không nguôi của Ba, của Con, của mọi người dân trên đất Việt, phải không Con? (Nguồn https://vnexpress.net/ trích Viết cho con từ vùng nước lũ miền Trung, Phạm Hữu Cường) Phong cách ngôn ngữ chính của văn bản là
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111 Dưới góc độ kinh tế, dân số thường được chia thành hai nhóm: Nhóm “trong độ tuổi lao động” (từ 15 đến 64 tuổi) và nhóm “dân số phụ thuộc” (bao gồm trẻ em dưới 15 tuổi và những người già 65 tuổi trở lên). Mức sinh giảm mạnh cho nên so với năm 1979, tỷ lệ trẻ em trong tổng số dân đã giảm gần một nửa, từ 43% nay còn khoảng 24%. Điều này làm cho tương quan giữa hai nhóm dân số nói trên thay đổi căn bản. Nếu năm 1979, cứ 100 lao động có tới 90 người “phụ thuộc” thì đến năm 2006 giảm xuống 50, năm 2012 chỉ còn 44, tức là chỉ còn non một nửa! Khi tương ứng với 100 lao động chỉ có 50 “phụ thuộc” hoặc ít hơn, người ta nói một cách hình ảnh rằng, đây là “cơ cấu dân số vàng”. Cơ cấu này quý, vì lao động nhiều, phụ thuộc ít, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế. Cơ cấu này hiếm, vì nó chỉ xuất hiện một lần và kéo dài trong khoảng 30 - 40 năm trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, nó đúng là quý và hiếm như “vàng” Như vậy, Việt Nam đã bước vào giai đoạn có cơ cấu “dân số vàng” và dự báo thời kỳ này sẽ kết thúc vào khoảng gần giữa thế kỷ XXI, khi chỉ riêng người cao tuổi đã chiếm khoảng 30% tức là dân số “siêu già” (như Nhật Bản và nhiều nước châu u hiện nay). Dân số “vàng” tác động đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi gia đình cũng như sự phát triển đất nước, trên tất cả các bình diện: kinh tế, xã hội và môi trường. (Nguồn: Chi cục Dân số Hồ Chí Minh, Cầm vàng đừng để vàng rơi) Theo bài đọc, có thể hiểu cơ cấu dân số vàng là