Danh sách câu hỏi

Có 12,548 câu hỏi trên 251 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117 Trong phiên họp ngày 20/9/1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”. Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Sáng ngày 21/9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã diễn ra trọng thể lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tham dự buổi lễ có Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Lada Môixốp, Tổng thư kí Liên hợp quốc Cuốc Vanhai, Bộ trưởng Ngoại giao nước ta Nguyễn Duy Trinh và đông đảo đại diện ngoại giao, báo chí quốc tế, bạn bè Mĩ và đại diện Việt kiều tại Mĩ. Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20/91977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng đất nước.” (Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc, NXB Thông tin lí luận, trang 54 – 57) Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc diễn ra ở đâu?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111 Trong cuộc sống, không phải lúc nào sức khỏe và kinh tế cũng song hành. Điều này đúng cho từng người và đúng cả cho cả quốc gia. Dù Việt Nam đã và đang kiểm soát đại dịch COVID-19 một cách ngoạn mục, nền kinh tế đã bị tổn thương trong những tháng gần đây. Nếu xét về công ăn việc làm và thu nhập thì quy mô cú sốc COVID-19 có thể còn lớn hơn. Theo ước tính, trên 30 triệu người lao động Việt Nam, tương đương khoảng một nửa lực lượng lao động, bị ảnh hưởng vào lúc giãn cách cao điểm trong tháng tư vừa qua. Bộ LĐTB&XH cho biết tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng 33% trong quý hai, còn thu nhập bình quân của người lao động tính theo mức trung bị giảm 5%. May mắn là nhờ nới lỏng giãn cách xã hội từ cuối tháng tư, hầu hết các hộ kinh doanh cá thể khôi phục được hoạt động, còn hầu như toàn bộ người lao động ăn lương đều quay lại làm việc, theo một khảo sát qua điện thoại gần đây của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, có thể cho rằng cú sốc kinh tế này là lớn bất thường với một quốc gia đã quen với tình trạng toàn dụng lao động trong suốt hai thập kỷ qua. (Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần thúc đẩy động lực tăng trưởng mới để tránh bẫy kinh tế COVID-19, tháng 4/2020) Theo bài đọc, có khoảng bao nhiêu phần trăm lao động nước ta bị ảnh hưởng bởi cú sốc COVID-19 vào thời điểm 4/2020?