Danh sách câu hỏi ( Có 1,990,786 câu hỏi trên 39,816 trang )

Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh Một ngày mới bắt đầu. Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình Thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại. Đường phố bắt đầu hoạt động và huyện náo. Những chiếc xe tải nhỏ, xe lam, xích lô máy nườm nượp chở hàng hoá và thực phẩm từ những vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành, Cầu Muối,.... đánh thức cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn. Thành phố minh đẹp quá! Đẹp quá đi! Theo Nguyễn Mạnh Tuấn - Rạng đông: khoảng thời gian trước lúc mặt trời mọc, lúc bầu trời ở phía đông hứng sáng. - Nườm nượp: (di chuyển) đồng, nhiều, liên tục. Sự thay đổi của thành phố trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông được tả bằng những hình ảnh nào? Những toà nhà cao tầng Những vùng cây xanh Những ngọn đèn

Xem chi tiết 1.7 K lượt xem 1 năm trước

Mùa vừng Mùa thu dịu dàng dắt kí ức của tôi quay về với nỗi nhớ đồng quê – nhớ những cánh đồng nhuộm vàng màu vùng chín. Khi đàn sẻ nâu tíu tít chở nắng về, ấy là lúc vừng đến mùa thu hoạch. Lúc này, trông ra chân trời bừng ánh ban mai, cả cánh đồng vùng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh. Trên đồng, các bà, các mẹ đang cần mẫn gặt vừng. Màu áo bà ba nâu sơn, màu nón trắng nhấp nhô theo từng đợt sóng vùng gợn nhẹ như tạo điểm nhấn cho bức tranh ngày mùa ấn tượng. Chiều về, dọc những con đường nhỏ như dải lụa đỏ quanh co vắt ngang cánh đồng, những chiếc xe bò chất đầy những bó vừng vàng tươi đang túc tắc về làng. Mùi dầu vừng mới gặt xong theo gió thoảng toả ra hăng hăng, nồng nã. Trên lưng trâu, những chú bé có chỏm tóc trái đào nở nụ cười rạng ngời trong nắng, bỏ lại đằng sau bầy chim non líu ríu gọi nhau về nhặt nhạnh những hạt vừng còn vương sót lại. Một trưa xa nhà, chiêm ngưỡng bức kí hoạ về hình ảnh người mẹ lom khom gặt những khóm vừng trĩu bông mà đứa bạn thân vẽ tặng, chợt muốn được là chú bé năm nào, ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đi giữa cánh đồng vừng chín vàng, rộn ràng tiếng sẻ du ca... Theo Phan Đức Lộc • Nồng nã: (mùi) rất nồng, rất đậm. • Kí hoạ: một hình thức về nhanh. • Du ca: đi khắp nơi để ca hát, biểu diễn phục vụ cộng đồng. Điều gì dắt kí ức của tác giả quay về với nỗi nhớ đồng quê?

Xem chi tiết 1 K lượt xem 1 năm trước

Đọc truyện sau và thực hiện yêu cầu: Sự tích cây thì là Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm để xin Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,... Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới chạy đến. Nó nói vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên đã đến muộn. Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông ngập ngừng: – Tên của con... thì là... thì là... Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên: – Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”! Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng “thì là” không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là. Theo truyện cổ tích Việt Nam a. Tìm các phần mở đầu, diễn biến và kết thúc của truyện. b. Chọn một sự việc ở phần diễn biến và chia sẻ với bạn: Em sẽ thêm vào sự việc đó những chi tiết nào để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn?

Xem chi tiết 0.9 K lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu” của bạn Hạnh Nguyên và thực hiện yêu cầu: Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu cũ kĩ, anh mừng rỡ, reo lên: – Thưa cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con! Nhìn anh tiều phụ, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!". Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng: – Con là người trung thực! Vì thế, ta thưởng cho con cả ba lưỡi rìu này. Anh tiểu phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất. Hạnh Nguyễn a. Bạn Hạnh Nguyên chọn kể sự việc nào? b. Tìm những chi tiết bạn Hạnh Nguyên đã viết thêm vào khi kể sự việc đó. - Tả đặc điểm của người, vật. - Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện. - ? c. Cùng bạn trao đổi: – Những chi tiết viết thêm có tác dụng gì? – Những chi tiết đó có làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hay không?

Xem chi tiết 1.7 K lượt xem 1 năm trước

Đọc và xác định các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của truyện sau dựa vào gợi ý: Ba lưỡi rìu Ngày xưa có một anh tiều phu rất nghèo. Gia tài của anh chỉ có một chiếc riu sắt. Sáng ấy, như thường lệ, anh vác rìu vào rừng kiếm củi. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, lưỡi rìu văng xuống sông. Anh tiểu phu buồn rầu: “Ta chỉ có một chiếc rìu để kiếm sống, giờ đã mất. Ta biết sống sao đây!". Nghe lời than của anh tiều phu, tiên ông biến thành một cụ già, hiện lên an ủi: – Con đừng buồn! Ta sẽ giúp con. Nói rồi, cụ già lặn xuống sông. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc. Cụ già hỏi: – Lưỡi rìu này là của con phải không? – Thưa cụ, lưỡi rìu này không phải của con. Cụ già lại lặn xuống sông. Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng và hỏi: – Chắc lưỡi rìu này là của con? – Thưa cụ, lưỡi rìu này cũng không phải của con. Cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu, anh mừng rỡ: – Đây đúng là lưỡi rìu của con! Cụ già từ tốn: – Con là người trung thực! Vì thế phần thưởng của con là cả ba lưỡi rìu này. Nói xong, cụ già biến mất. Từ đó, anh tiều phu sống sung túc. Theo Truyện cổ tích Việt Nam

Xem chi tiết 3 K lượt xem 1 năm trước

Tết nhớ thương Tết đã đến rồi! Tết đến thật nhanh. Gió thoảng mùi lá rừng, mùi đất. Nhà tôi vẫn yên bình bên con suối nhỏ, bên những vườn đào đã nở hoa. Hai mẹ con tôi đem lá dong ra suối rửa. Nước mát lạnh, mùi thơm của lá dong lùa vào mũi. Mẹ đặt thúng gạo xuống thềm. Lũ trẻ vây quanh, vọc bàn tay vào rồi vốc một nắm đưa lên hít hà mùi nếp thơm lừng. Khi nồi bánh chưng sôi lùng bùng trên bếp và cành đào chuẩn bị được châm gốc vào đống lửa, lúc ấy lũ trẻ mới cảm thấy rộn ràng thực sự. Chị Na ba đôi dép mới, khẽ nói: – Đây là đôi của anh cả, còn đây là của chị em mình. Mẹ bảo mùng một mới được đi. Nhưng giờ mình đi thứ một tí rồi lại cắt lên. Sau khi đi thử, chúng tôi cầm dép lên và lấy tay phủi cho thật sạch. Những điều mới mẻ, đẹp đẽ nhất phải để dành cho ngày đầu năm. Ngày Tết ở làng tôi bao giờ cũng có món chả sam rất ngon. Mùa lạnh, mùi chả thơm thoang thoảng theo gió ùa tới. Thằng Cún vẫn thường vểnh cái mũi hếch dễ thương lên hít hà: – Ngon quá chị ơi! Từ tết Trung thu, lũ trẻ chúng tôi đã để dành hạt bưởi xâu vào dây lạt, phơi khô để đêm giao thừa đem ra đốt. Tiếng nổ lép bép nghe thật vui tai. Màu lửa bén nhanh và xanh dịu. Ngày đầu tiên của năm mới, chị em tôi sẽ được mẹ rửa mặt cho. Nước giếng trong veo. Mẹ bảo năm mới rửa mặt cho sáng láng, thông minh. Bước ra sân, tôi ngẩng đầu nhìn bầu trời cao vời vợi, hít một hơi thật sâu để luồng gió đầu năm tràn vào lồng ngực. Theo Cao Nguyệt Nguyên - Châm: đốt. - Sam: một loại sinh vật biển có sáu đôi chân và bốn mắt, thịt có thể chế biến được nhiều món ăn. Những dấu hiệu nào được tả trong đoạn đầu cho thấy Tết đã đến?

Xem chi tiết 851 lượt xem 1 năm trước