Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 8)

  • 124 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Câu 1:

Chỉ ra thành ngữ trong các phương án dưới đây

Xem đáp án

- Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ đã tạo nên nó.

- Tục ngữ là một câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.

- Học sinh cần giải thích nghĩa từng phương án:

+ Học ăn, học nói, học gói, học mở: khuyên con người có cách cư xử tế nhị, đúng mực, phù hợp với hoàn cảnh...

+ Ai giàu ba họ, ai khó ba đời: đúc kết một kinh nghiệm sống: cuộc đời, vận mệnh của con người có thể thay đổi: người giàu nếu không chịu tu dưỡng, rèn luyện cố gắng sẽ không thể tiếp tục giàu, người nghèo nếu biết cố gắng, có ý chí thì sẽ thoát nghèo.

+ Mèo mù vớ cá rán: chỉ những người gặp may, đạt được cái hoàn toàn ngoài khả năng của mình.

+ Tấc đất, tấc vàng: vai trò của đất đai, nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ đất đai, không được lãng phí, phá hoại tài nguyên đất.

Đối chiếu nội dung các cụm từ câu trên với khái niệm, chỉ có cụm “mèo mù vớ cá rán” không phải là sự đúc kết kinh nghiệm sống của nhân dân mà chỉ mang tính định danh một nhóm người trong xã hội. Như vậy, “mèo mù vớ cá rán” là thành ngữ.

Chọn C


Câu 2:

Từ nào được dùng sai trong câu văn sau: “Tôi nghe phong phanh là anh sắp được bố ab druga nhiệm một chức vụ rất cao trong ban lãnh đạo đấy!”?

Xem đáp án

Từ dùng sai trong câu trên là từ phong phanh”. Lỗi sai này bắt nguồn từ việc không phân biệt từ “phong thanh” và “phong phanh”. “Phong phanh” mặc ít và mỏng, không đủ ấm; “phong thanh”: tin tức thoáng nghe được nhưng chưa rõ ràng, chắc chắn

(Sửa: Tôi nghe phong thanh là anh sắp được bổ nhiệm một chức vụ rất cao trong ban lãnh đạo đấy!)

Chọn A


Câu 3:

Nội dung nào dưới đây thước đề cập đến trọng bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sống” của Hoàng Phủ Ngọc Tường tự hai đã

Xem đáp án

Bút kí“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường được nhà văn hoàn thành tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Bút kí viết về vẻ đẹp của dòng sông

Hương. Trong đó, trên hành trình đến gặp cố đô, sông Hương mang những sắc vóc khác nhau:

- “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Sông Hương như cô gái Di-gan ở thượng nguồn. (phương án A)

- “Phải nhiều thế kỷ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”. Sông Hương khi về đến ngoại vi thành phố mang vẻ đẹp duyên dáng, mơ mộng. (phương án B)

- “Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hy vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Dòng sông Hương đã đem đến những cảm xúc khác nhau cho những nhà thơ, nhà văn khi đến với nó, chính vì vậy, nguồn cảm hứng khi viết về sông Hương là vô tận. (phương án C)

- Sông Hương là “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở nhưng theo tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, do tính chất của rừng già Trường Sơn đã chế ngự sức mạnh bản năng của dòng sông, do đó khi ra khỏi rừng, sông Hương mang “một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, không phải do lũ lụt.

Tác phẩm không đề cập đến việc “Nước sông Hương dâng cao vào mùa lụt, nhờ đó mà sông Hương là bà mẹ phù sa.” Như vậy, D là đáp án của câu hỏi này.

Chọn D


Câu 4:

Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: Có chí làm quan, có..... làm giàu.

Xem đáp án

Đây là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm sống: muốn làm quan thì phải nỗ lực bằng ý chí học tập, rèn luyện để thi cử đỗ đạt; muốn làm giàu phải mạnh mẽ, quyết đoán, dám làm dám chịu.

Từ còn thiếu phải hợp với văn cảnh và hiệp vần:

- Câu tục ngữ gồm 2 vế đối nhau, do đó, từ còn thiếu ở vế 2 phải đối lập hoặc đối xứng với từ “chỉ” ở vế 1 (loại phương án B, C),

- Về hiệp vần: Từ còn thiếu phải hiệp vần với từ “quan” (loại phương án D).

“Gan” là từ còn thiếu trong câu tục ngữ này.

Chọn A


Câu 5:

Câu văn sau thuộc kiểu câu gì: “Điều gì chị ấy cũng biết cả.”?

Xem đáp án

Học sinh căn cứ vào mục đích giao tiếp để phân biệt các kiểu câu:

- Câu trần thuật: miêu tả, kể lại, cho ý kiến về một sự vật, sự việc, hiện tượng (thường kết thúc bằng dấu chấm (.)).

- Câu nghi vấn: dùng để hỏi (thường kết thúc bằng dấu hỏi (?)).

Câu cầu khiến: dùng để nhờ, yêu cầu người khác làm một việc gì đó (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!))

- Câu cảm thán: dùng để bày tỏ cảm xúc (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!)).

Câu văn thuật lại việc chị ấy biết tất cả mọi việc và kết thúc bằng dấu chấm. Như vậy, đây là câu trần thuật. Lưu ý: Mặc dù câu văn trên có từ “gì” nhưng nó không phải là từ hỏi mà là từ phiếm định.

Chọn A


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận