Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 9)

  • 68 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Câu 1:

Chữ “thành” trong từ nào dưới đây có nét nghĩa khác các từ còn lại?

Xem đáp án

“Thành” trong các từ “thành công”, “thành tựu”, “thành tích” mang nghĩa là làm xong, hoàn tất. “Thành” trong từ “thành quách” mang nghĩa tường lớn bao quanh kinh đô hoặc một khu vực.

Chọn B


Câu 2:

Từ nào dùng sai trong câu văn sau: Trước khi chúng tôi rời quê lên thành phố học, bố mẹ đã gọi chúng tôi lại, căn vặn, dạy bảo rất nhiều điều.

Xem đáp án

Từ dùng sai trong câu trên là từ “căn vặn”. “Căn vặn” nghĩa là hỏi xoáy vào một vấn đề nào đó. Do đó, từ này không phù hợp với văn cảnh của câu. Ta có thể thay từ “căn vặn” thành từ căn dặn”: Trước khi chúng tôi rời quê lên thành phố học, bố mẹ đã gọi chúng tôi lại, căn dặn, dạy bảo rất nhiều điều.

Lưu ý: Đây không phải là trường hợp sai chính tả mà là dùng từ sai do không hiểu đúng nghĩa của từ: căn dặn: dặn dò tỉ mỉ, cẩn thận (thường với người dưới); căn vặn: hỏi cặn kẽ đến cùng cốt cho lộ ra sự việc, hỏi cho ra lẽ.

Chọn C


Câu 3:

Tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu có thể được xem là bản tổng kết giai đoạn lịch sử nào của dân tộc ta?

Xem đáp án

Học sinh cần nắm vững hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu: Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10 năm 1954 trong hoàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ thành công, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô.

Bài thơ Việt Bắc đã ghi lại tình cảm lưu luyến giữa người dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến miền xuôi. Từ đó, nhà thơ đã tái hiện lại cả một giai đoạn lịch sử gian lao hào hùng của đất nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Chọn A


Câu 4:

Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: Ai chê đám cưới, ai ... đám ma

Xem đáp án

Đây là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm ứng xử: chỉ nên tổ chức đám cưới hoặc đám ma dựa trên khả năng của mình, không nên quá lo lắng về đánh giá của người ngoài. Học sinh dựa vào logic của các từ đã cho để tìm đáp án (trong trường hợp học sinh không biết câu tục ngữ này):

- Từ còn thiếu phải tuân thủ nguyên tắc hiệp vần với từ cưới nên ta có thể loại phương án D.

- Từ còn thiếu phải là từ chỉ hoạt động thể hiện sự đánh giá nhận xét đối lập hoặc đối xứng với động từ “chê” để tạo nên hai vế đối nhau. “Chê” có thể đối với “trách” hoặc “cười”. Do đó, ta có thể đi hai phương án A và C.

Chọn C


Câu 5:

Câu văn sau thuộc kiểu câu gì: “Đừng nói cho tôi đề tài, hãy nói cho tôi đôi mắt.” (Rasul Gamzatov)?

Xem đáp án

Để trả lời được câu hỏi này, học sinh cần nắm vững được đặc điểm của các kiểu câu phân theo mục đích nói:

- Câu trần thuật: miêu tả, kể lại, cho ý kiến về một sự vật, sự việc, hiện tượng (thường kết thúc bằng dấu chấm (.)).

- Câu nghi vấn: dùng để hỏi (thường kết thúc bằng dấu hỏi (?)).

- Câu cầu khiến: dùng để nhờ, yêu cầu người khác làm một việc gì đó (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!))

- Câu cảm thán: dùng để bày tỏ cảm xúc (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!)).

Câu văn đã cho yêu cầu người khác không “cho đề tài” mà hãy “cho đội mắt” nên nó thuộc kiểu câu cầu khiến (phương án C).

Chọn C


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận