Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 1)

  • 181 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Kim loại nào sau đây tác dụng với C2H5OH?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2.


Câu 2:

Cho 25,55 gam hỗn hợp E gồm 4 amin: n-butylamin, đietylamin, etyldimetylamin, iso butylamin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các chất trong E đều có dạng C4H11N (0,35 mol).

nHCl = nE = 0,35 mol V = 175 mL.


Câu 3:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.

(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).

(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).

(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra hai muối là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

(a) Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O;

(b) Fe3O4 + 8HCl 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O;

(c) 2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc to 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O;

(d) Cu + Fe2O3 + 3H2SO4 CuSO4 + 2FeSO4 + 3H2O

Þ Các thí nghiệm (a), (b), (d) tạo ra hai muối.


Câu 4:

Xà phòng hóa este X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y và ancol Z (bậc 1). Biết X có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

X có phản ứng tráng bạc Y là HCOONa.

Từ X tạo ancol Z (bậc 1) X là HCOOCH2CH2CH3

Z là CH3CH2CH2OH.


Câu 5:

Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp bảo vệ điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực bảo vệ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dùng Zn để bảo bệ cột thu lôi bằng thép (thành phần chính là Fe) vì khi gắn Zn vào cột sẽ hình thành cặp điện cực ZnFe trong đó Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên Zn là cực âm và bị ăn mòn, Fe là cực dương và được bảo vệ.

Na có tính khử mạnh nhưng tương tác ngay với các chất trong môi trường nên không dùng để bảo vệ cột sắt.


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận