Danh sách câu hỏi

Có 17,177 câu hỏi trên 344 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: “Trú không cứu sống được vợ, được con. Tôi đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Trú mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tàu đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo má. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”. (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) Câu “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ                                                   Mặt trời chân lí chói qua tim                                                   Hồn tôi là một vườn hoa lá                                                   Rất đậm hương và rộn tiếng chim.                                                                   (Từ ấy – Tố Hữu) Cụm từ “bừng nắng hạ” trong đoạn trích trên mang ý nghĩa gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;                                                   Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:                                                   Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.                                                                  (Vội vàng – Xuân Diệu) Dấu chấm đặt giữa câu “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” mang ý nghĩa gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Phải nhiều thế kỉ đi qua, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiến có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc đi qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đôi Thiên Mụ, xuôi đàn về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đôi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả.  (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Đất là nơi Chim về                                                   Nước là nơi Rồng ở                                                   Lạc Long Quân và Âu Cơ                                                   Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng                                                   Những ai đã khuất                                                   Những ai bây giờ                                                   Yêu nhau và sinh con đẻ cái                                                   Gánh vác phần người đi trước để lại                                                   Dặn dò con cháu chuyện mai sau                                                   Hằng năm ăn đâu làm đâu                                                   Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.                                                                 (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm) Chất liệu văn hóa dân gian nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ra một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành những chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh) Thao tác lập luận chính trong đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Chị Chiến lại nói, giọng còn rành rọt hơn cả hồi nãy: – Bây giờ chị Hai ở xa. Chị em mình đi thì thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Chú Năm nói có con nít học ê a có gì nó quét dọn cho. Thằng Út cũng học ở đây. Mày chịu không? Việt chụp một con đom đóm úp trong lòng tay: – Sao không chịu? – Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, nghen? – Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ làm y vậy, tôi chịu hết. - Má dặn tao hồi nào? Giờ còn có tao với mày thôi. Nếu đồng ý thì nồi, ly, chén, đĩa, cuốc, và đem soi với nơm để gởi chú Năm. Chừng nào chị Hai ở dưới biển về làm giỗ má, chị có muốn lấy gì thì chị chở về dưới, nghen? – Tôi nói chị tính sao cứ tính mà..  (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) Đoạn trích thể hiện tính cách nổi bật nào của nhân vật Chiến?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,                                                   Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.                                                   Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,                                                   Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.                                                                                                     (Tây Tiến – Quang Dũng) Nhà thơ Quang Dũng chỉ sử dụng thanh bằng trong câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” nhằm nhấn mạnh điều gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Sớm hôm sau, lính tỉnh dẫn đến cửa ngục thất sáu tên tù mà công văn chiều hôm qua đã báo trước cho ngục quan biết rõ tên tuổi, làng xóm và tội hình. Sáu phạm nhân mang chung một chiếc gông dài tám thước. Cái thang dài ấy đặt ngang trên sáu bộ vai gầy. Cái thang gỗ lim nặng, đóng khung lấy sáu cái cổ phiến loạn, nếu đem bắc lên mỏ cân, có thể nặng đến bảy, tám tạ. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù. Gỗ thân gông đã cũ và mồ hôi cổ, mồ hôi tay kẻ phải đeo nó đã phủ lên một nước quang dầu bóng loáng. Những đoạn gông đã bóng thì loáng như có người đánh lá chuối khô. Những đoạn không bóng thì lại xin lại những chất ghét đen sánh. Trong khi chờ đợi cửa ngục mở rộng, Huấn Cao, đứng đầu gông, quay cổ lại bảo mấy bạn đồng chí: – Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi. Phải dỗ gông đi. Sáu người đều quỳ cả xuống đất, hai tay ôm lấy thành gông đâu củi cả về phía trước. Một tên lính áp giải đùa một câu: - Các người chả phải tập nữa. Mai mốt chỉ đây sẽ có người sành sỏi dẫn các người ra làm trò ở pháp trường. Bấy giờ tha hồ mà tập. Đứng dậy không ông lại phét cho mấy hèo bây giờ. Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen. (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) Đoạn trích trên thể hiện nét tính cách gì ở nhân vật Huấn Cao?