Danh sách câu hỏi

Có 17,177 câu hỏi trên 344 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đứng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt đàn lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ. (Những bài phát biểu nổi tiếng – Steve Jobs) Từ “tình yêu” được in đậm, trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,                                                   Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;                                                   Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,                                                   Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.                                                              (Chiều xuân – Anh Thơ) Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Tôi đã là con của vạn nhà                                                   Là em của vạn kiếp phôi pha                                                   Là anh của vạn đầu em nhỏ                                                   Không áo cơm, cù bất cù bơ...                                                                   (Từ ấy – Tố Hữu) Từ “kiếp phôi pha” được in đậm trong đoạn trích trên chỉ:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Mơ khách đường xa, khách đường xa                                                   Áo em trắng quá nhìn không ra...                                                   Ở đây sương khói mờ nhân ảnh                                                   Ai biết tình ai có đậm đà?                                                                 (Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử) Sắc thái cảm xúc chủ đạo nào được thể hiện trong đoạn trích trên?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở mọi cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng. (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường) Đoạn trích trên sử dụng những biện pháp tu từ nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Đất là nơi anh đến trường                                                   Nước là nơi em tắm                                                   Đất Nước là nơi ta hò hẹn                                                   Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.                                                                 (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) Đất Nước trong đoạn trích trên được cảm nhận trên bình diện nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Thay bút con, đẻ xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: – Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mục bốc lên không?... Tôi bảo thực đẩy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) Trong đoạn trích trên, tại sao viên quản ngục lại tự nhận mình là “kẻ mê muội”?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Trú không cứu được vợ được con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không Trú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó đứng đằng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!... (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) Đoạn trích trên là lời của ai?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói                                                   Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ                                                   Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa                                                   Ông tre ngà và mềm mại như tơ.                                                              (Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ) Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Rải rác biên cương mồ viễn xứ                                                   Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh                                                   Áo bào thay chiếu anh về đất                                                   Sông Mã gầm lên khúc độc hành.                                                                 (Tây Tiến – Quang Dũng) Cụm từ “khúc độc hành” được in đậm trong đoạn thơ trên được hiểu theo nghĩa nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                   Anh bạn dãi đầu không bước nữa,                                                   Gục lên súng mũ bỏ quên đời!                                                   Chiều chiều oai linh thác gầm thét,                                                   Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.                                                                 (Tây Tiến – Quang Dũng) Cụm từ “bỏ quên đời” được in đậm trong đoạn trích thể hiện ý nghĩa gì?