Danh sách câu hỏi
Có 19,663 câu hỏi trên 394 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quỷ chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hi. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.”
(Thân Nhân Trung, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Ngữ văn 10, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn trích trên có tác dụng gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
"Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biển cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời."
(Ngô Thì Nhậm, Chiếu cầu hiền, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Cụm từ “kẻ ra biển vào sông” trong đoạn trích đang nói về ai?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Đó là lí do vì sao chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức vào ngăn cách giữa “chúng ta" và "họ". Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.”
(Cô-phi An-nan, Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 01/12/2003
Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Người ta thường nói: "Cứng quả thì gãy". Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy và chịu đổi cứng ra mềm?
Ngô Tử Văn là một chàng trai áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi vì được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Ngữ văn 10, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Theo đoạn trích, câu nói “Cứng quá thì gãy” ý chỉ người có tính cách như thế nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
"Hàng me gầy viền hai lề đường bị cái rét gai góc tuổt sạch đến từng vảy lá nhỏ, một chiều áp Tết như triều dâng âm thầm đã đến kì bộc phát bỗng tưng bừng nơi đầu cành, những chấm lộc vàng, li ti như những bóng đèn nhỏ, le lói sáng một góc trời vẫn còn nhiều mây xám (1). Xuân thiên nhiên gặp gỡ xuân trong lòng người (2). Sự hài hoà, cộng cảm đem lại vẻ đẹp mới mẻ cho tự nhiên, thổi vào cảnh đời thường nhật tưởng như đã nhàm chán một sự sống non trẻ, một nhịp điệu khác thường (3)."
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, NXB Văn học, 2017)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, định gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.
Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó."
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?