Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 2)

216 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút

Text 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc, hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa,... phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc đó. Ở ta, thần thoại không phong phú - hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành (cung kính, thành khẩn), cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt, nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học (các bộ môn bề ngoài giống như khoa học, nhưng không phải là khoa học) nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ (khéo léo đến cực đỉnh). Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có.

(Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)

Text 2:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Tất cả những điều ấy chưa từng bao giờ mẹ viết trong thư gửi ra nước ngoài cho Tân và anh chị của anh. Sau này cũng không bao giờ kể ra lời. Vậy mà bây giờ nhận lấy chiếc rương này thì câu chuyện dài triền miên đêm này qua đêm khác, năm này qua năm khác mẹ đã kể với người con út, Tân lại phải đón lấy. “Khổ thân các con sinh ra gặp thời loạn lạc...”, lá thư ấy mẹ viết vào ngày cuối tháng Chạp năm 72. Đất trời bùng cháy, thành phố đổ vỡ, nhưng mẹ không rời Hà Nội. Hơi bom phá toang cửa kính, mẹ vẫn đêm đêm yên lặng ngồi chỗ ngày trước cha vẫn thường ngồi, và vẫn như hồi cha còn sống, mẹ pha một ấm trà để lên khay trên bàn giữa hai cái tách hạt mít. Đêm qua bom rơi quả gần, thế mà cô bé Loan tầng dưới lại chạy lên đây ngồi cùng với mẹ bên cửa sổ. Loan cùng lớp với con, còn nhớ không Nghĩa? Loan sắp tốt nghiệp Đại học Quân y và cũng sẽ vào trong ấy. Nó nói vào đấy với con. Mẹ nhớ ngày con lên đường, cả con cả Loan đều còn nhỏ dại lắm, vậy mà nay Loan nó đã lớn phổng lên, một chiến sĩ xinh đẹp và can đảm biết nhường nào... Trước kia, đối với mẹ, sinh con trai, con gái đều quý. Nhưng bây giờ nhìn cảnh bom đạn mù trời, mẹ nghĩ giá hồi đó con sinh ra được mang phận con gái thì hơn. Thời loạn, thân gái cũng chẳng sướng gì, nhưng dù sao nếu phận gái thì chắc không đến nỗi bây giờ con biệt âm vô tin. Mẹ biết chắc con còn sống, nhưng giờ đây con ở phương nào vậy con? Sao con lại có thể im lặng lâu như thế hở con? Không một bức thư, không một tin tức nhăn nhe nào cho mẹ, sao thế hở con, Nghĩa ơi?.

* * *

Nghĩa ơi. Tiếng gọi ấy là lời cuối của lá thư cuối cùng mẹ của Tân viết gửi người con trai út. Không còn lá thư nào viết vào những ngày tháng sau đó nữa. Có lē vì sau đó là năm 73, hoà bình. Anh chị em Tân lần lượt đỗ đạt trở về.

(Bảo Ninh, Gọi con, theo Đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)

Text 3:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách đọc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.

(Trích Tiếng nói của Văn nghệ – Nguyễn Đình Thi)

Text 4:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

        (Việt Bắc – Tố Hữu)

Text 5:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

        (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Text 6:

Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:

"Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1-1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.

Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây:

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc  24 giờ ngày 27-1-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự', cam kết không tiếp tục  dính líu quân sự hoặc   can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và Ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

Hiệp định Pari về Việt Nam (được Hội nghị họp ngày 2-3-1973 tại Pari, gồm đại biểu các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia kí Hiệp định và bốn nước trong Uỷ Ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế: BA Lan, Canađa, Hunggari, Inđônêxia, với sự có mặt của Tổng thư kí Liên hợp quốc, công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra Bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 187).

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng \(a\), góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng \(60^\circ .\) Thể tích khối chóp là

Xem đáp án

Câu 9:

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \ln \frac{{2018x}}{{x + 1}}.\) Tính tổng \(S = f'\left( 1 \right) + f'\left( 2 \right) +  \ldots  + f'\left( {2018} \right)\)?

Xem đáp án

Câu 20:

Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz,\] cho hai điểm \(A\left( {1\,;\,\,2\,;\,\, - 3} \right),B\left( { - 2\,;\,\, - 2\,;\,\,1} \right)\) và mặt phẳng \((\alpha ):2x + 2y - z + 9 = 0\). Gọi \(M\) là điểm thay đổi trên mặt phẳng \((\alpha )\) sao cho \(M\) luôn nhìn đoạn AB dưới một góc vuông. Xác định phương trình đường thẳng \[MB\] khi \[MB\] đạt giá trị lớn nhất.

Xem đáp án

Câu 28:

Trong mặt phẳng tọa độ \[Oxy,\] gọi \(\left( H \right)\) là tập hợp các điểm biểu diễn hình học của số phức \(z\) thỏa mãn

Xem đáp án

Câu 31:

Trong không gian \[Oxy,\] cho điểm \(I\left( {1\,;\,\, - 2\,;\,\,3} \right).\) Viết phương trình mặt cầu tâm \(I\), cắt trục \[Ox\] tại hai điểm \(A\) và \(B\) sao cho \(AB = 2\sqrt 3 .\)

Xem đáp án

Câu 52:

Text 1

Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Câu 53:

Text 1

Theo lập luận của tác giả, văn hóa Việt Nam thể hiện rõ nhất đặc điểm nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 54:

Text 1

Đoạn trích bàn về vấn đề gì?

Xem đáp án

Câu 55:

Text 1

Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Câu 56:

Text 2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Câu 58:

Text 2

Chi tiết nào gợi tả rō nét bối cảnh của câu chuyện diễn ra trong đoạn trích? 

Xem đáp án

Câu 59:

Text 2

Theo đoạn trích, điều khiến người mẹ đau khổ nhất khi nghĩ về nhân vật Nghĩa là gì? 

Xem đáp án

Câu 60:

Text 2

Tiếng gọi “Nghĩa ơi?” cuối lá thư thể hiện nỗi lòng, tâm trạng nào của người mẹ? 

Xem đáp án

Câu 61:

Text 3

Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích? 

Xem đáp án

Câu 62:

Text 3

Ý nào sau đây KHÔNG nói đến cách thể hiện trong nghệ thuật với tư tưởng? x

Xem đáp án

Câu 64:

Text 3

Đoạn trích trên được trình bày theo cách thức nào? 

Xem đáp án

Câu 65:

Text 3

Đoạn văn trên bàn về nội dung? 

Xem đáp án

Câu 66:

Text 4

Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Xem đáp án

Câu 67:

Text 4

Trong đoạn trích, chủ yếu con người Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp nào? 

Xem đáp án

Câu 68:

Text 4

Câu thơ “Ve kêu rừng phách đổ vàng” thể hiện ý nghĩa gì? 

Xem đáp án

Câu 69:

Text 4

Hai câu thơ “Ta về mình có nhớ ta / Ta về ta nhớ những hoa cùng người” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 

Xem đáp án

Câu 70:

Text 4

Giọng thơ của đoạn thơ trên mang âm hưởng gì?

Xem đáp án

Câu 76:

Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG thuộc văn học giai đoạn 1945 – 1975? 

Xem đáp án

Câu 78:

Tác giả nào dưới đây KHÔNG thuộc phong trào thơ Mới? 

Xem đáp án

Câu 80:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 86:

Text 5

Câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” gợi nhắc điều gì? 

Xem đáp án

Câu 98:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

                         (Việt Bắc – Tố Hữu)

Nội dung hai câu thơ trên là gì?

Xem đáp án

Câu 99:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Làm trai phải lạ ở trên đời,

Há để càn khôn tự chuyển dời.

Trong khoảng trăm năm cần có tớ,

Sau này muôn thuở, há không ai?

(Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu)

Câu thơ “Há để càn khôn tự chuyển dời” có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 101:

PHẦN 3: KHOA HỌC

Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên và xã hội (50 câu – 60 phút)

Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) ở Việt Nam trong bối cảnh nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 102:

Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất (1897-1914) ở Việt Nam là

Xem đáp án

Câu 103:

Trong hơn một năm đầu kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhân dân Việt Nam tham gia phong trào nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 104:

Tổ chức chính trị nào sau đây đại diện tiêu biểu nhất cho khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam (1919-1928) 

Xem đáp án

Câu 105:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh quốc tế nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 106:

Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về sự chuyển biến của phong trào công nhân Việt Nam những năm 1925-1929 ? 

Xem đáp án

Câu 107:

Năm 1975, với thắng lợi của cách mạng Ănggôla và Môdămbich, nhân dân các nước ở châu Phi đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ đấu tranh đánh đổ 

Xem đáp án

Câu 108:

Text 6

Liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của Việt Nam, ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 109:

Text 6

Nội dung nào trong Hiệp định Pari năm 1973 đã đánh dấu nhân dân Việt Nam "căn bản" hoàn thành nhiệm vụ đánh cho "Mĩ cút"? 

Xem đáp án

Câu 110:

Text 6

Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương được Việt Nam vận dụng thành công trong đấu tranh trên bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari (1973) là gì? 

Xem đáp án

Câu 111:

Tổ chức nào sau đây có mục đích là thiết lập và duy trì nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch? 

Xem đáp án

Câu 112:

Phát biểu nào sau đây không đúng với nền kinh tế Hoa Kỳ? 

Xem đáp án

Câu 113:

Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở vùng

Xem đáp án

Câu 114:

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của của thiên nhiên nước ta là 

Xem đáp án

Câu 117:

Các nhà máy thuỷ điện nào sau đây được xây dựng trên sông Đà? 

Xem đáp án

Câu 118:

Ngành vận tải đường biển của nước ta phát triển nhanh chủ yếu do

Xem đáp án

Câu 119:

Đông Nam Bộ không phải là vùng dẫn đầu cả nước về? 

Xem đáp án

Câu 120:

Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long vì 

Xem đáp án

Câu 121:

Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên trường hợp nào sau đây là sai?

Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên trường hợp nào sau đây là sai? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 123:

Một dây dẫn thẳng được đặt vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Đường sức từ quay ngược chiều kim đồng hồ. Chiều đi của dòng điện là

Một dây dẫn thẳng được đặt vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Đường sức từ quay ngược chiều kim đồng hồ. Chiều đi của dòng điện là (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 134:

Đưa 1 mol khí nitrogen vào trong ống pít-tông, thể tích pít-tông là \({V_1}\) và áp suất của hệ là 1 atm. Tiến hành tăng áp suất của hệ lên 3 atm thì thể tích của pít-tông lúc này là \({V_2}.\)

Mối liên hệ giữa \({V_1}\) và \({V_2}\) là

Đưa 1 mol khí nitrogen vào trong ống pít-tông, thể tích pít-tông là \({V_1}\) và áp suất của hệ là 1 atm. Tiến hành tăng áp suất của hệ lên 3 atm thì thể tích (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 136:

Polymer nào sau đây thuộc loại polymer bán tổng hợp? 

Xem đáp án

Câu 138:

Muối nào sau đây là muối trung hòa? 

Xem đáp án

Câu 141:

Vi khuẩn nào sau đây có khả năng cố định nitơ? 

Xem đáp án

Câu 142:

Để kích thích mô sẹo (callus) mọc chồi khi nuôi cấy trong ống nghiệm, môi trường nuôi cấy cần có các hoocmôn và nồng độ tương quan giữa chúng như thế nào?

Xem đáp án

Câu 143:

Cây lá lốt ưa bóng sống dưới tán cây trong vườn và cây bạch đàn ưa sáng sống ở trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? 

Xem đáp án

Câu 144:

Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? 

Xem đáp án

Câu 145:

Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Câu 146:

Người ta tiến hành cấy truyền một phôi cừu có kiểu gen AabbDd thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển thành 10 cá thể. Đặc điểm nào sau là đúng cho cả 10 cá thể này? 

Xem đáp án

Câu 148:

Loài A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ \({21^o }{\rm{C}}\) đến \({35^o }{\rm{C}}\), giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào? 
 

Xem đáp án

4.6

43 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%