Danh sách câu hỏi ( Có 18,251 câu hỏi trên 366 trang )

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111     Chính phủ Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hạnh phúc của cộng đồng trên đất nước. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu thông qua những chức năng môi trường như chống xói mòn, và đảm bảo tuần hoàn nước. Lâm sản và lâm sản ngoài gỗ cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Rừng cũng có một vai trò xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập.     Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng diện tích rừng là 14.377,7 ngàn ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.242,1 ngàn ha và diện tích rừng trồng là 4,135 ngàn ha. Diện tích rừng bị tàn phá giảm 70% trong giai đoạn 2011-2015 so với giai đoạn 2005-2010. Nhờ đó tỷ lệ che phủ rừng đã đạt mức 41,2% vào năm 2016 và gần bằng tỷ lệ của năm 1943. Việt Nam hiện là nước duy nhất trong khu vực sông Mekong đã và đang báo cáo tăng trưởng liên tục trong độ tàn che trong ba thập kỷ vừa qua. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 ổn định đất rừng tự nhiên ở mức tương đương với diện tích đạt được ở năm 2020 và tăng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 45%.     Những chuyển biến này cũng xảy ra đồng thời với thực tế sản xuất lâm nghiệp tăng gấp đôi từ 3,4% năm 2011 lên 7,5% năm 2015. Tuy nhiên, sự chuyển dịch theo vùng cho thấy một câu chuyện khác. Ở khu vực. Tây Nguyên, nơi tập trung các cộng đồng người dân tộc thiểu số có sinh kế phụ thuộc vào rừng, diện tích rừng giảm 312.416 ha, độ tàn che giảm 5,8% và trữ lượng rừng giảm 25,5 triệu m3, tương đương gần 8% tổng dự trữ rừng quốc gia. Nguyên nhân của sự sụt giảm diện tích rừng bao gồm: - Khai thác quá mức (50%) - Chuyển đổi rừng và đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp (20%) - Du mục và đói nghèo (20%) - Cháy rừng, thiên tai và hiểm họa (10%)     Rất nhiều hoạt động nói trên có liên hệ với sinh kế, vì vậy kêu gọi sự tham gia từ những người dân mà sinh kế của họ phụ thuộc vào rừng, ví dụ như người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, có thể giúp giảm áp lực lên rừng. (Nguồn: https://vietnam.opendevelopmentmekong.net ,“Rừng và ngành lâm nghiệp”) Về mặt xã hội, rừng có vai trò:

Xem chi tiết 214 lượt xem 3 năm trước

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93     Hiện nay thủy tinh được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống của con người. Thủy tinh là một vật liệu cứng và không hoạt hóa nên nó là một vật liệu rất có ích, rất nhiều đồ dùng trong gia đình được làm từ thủy tinh như cốc, chén, bát đĩa, đèn,… cho đến các dụng cụ trang trí. Trong phòng thí ngiệm, để làm các dụng cụ thí nghiệm như đũa thủy tinh, ống nghiệm, bình cầu, bình tam giác,… người ta chủ yếu sử dụng thủy tinh làm nguyên liệu chính.     Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3, chủ yếu là Na2SiO3. Thủy tinh lỏng thường được điều chế bằng NaOH và SiO2 thông qua phản ứng: SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O.     Trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, nguyên liệu quan trọng nhất là Na2CO3. Na2CO3 là một chất rắn tan trong nước vì vậy thủy tinh khi pha thêm Na2CO3 vào sẽ dễ tan trong nước. Để khắc phục tình trạng này người ta pha vôi sống (đá vôi) nhằm phục hồi tính không hòa tan của thủy tinh. PTHH: 6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3 ⟶ Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2. Muốn khắc thủy tinh, người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy và nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn tạo hình chữ, biểu tượng,… cần khắc. Sau đó, người ta sẽ chờ lớp sáp (nến) khô rồi nhỏ dung dịch HF vào thủy tinh và thu được sản phẩm được khắc theo mong muốn. Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi khắc thủy tinh bằng dung dịch HF là

Xem chi tiết 582 lượt xem 3 năm trước