Danh sách câu hỏi
Có 12,548 câu hỏi trên 251 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Mở đầu lời chia sẻ của mình trên trang cá nhân của điều dưỡng Như Ngọc là những lời cám ơn, dòng thông báo rằng bản thân vẫn khoẻ, vẫn còn sức chiến đấu.
“Chỉ khác là, thay vì mỗi ngày mặc bộ quần áo màu xanh đặc trưng của hồi sức, thì bây giờ chúng em lại mặc bộ đồ màu trắng phủ từ trên xuống dưới, thay vì chảy những giọt mồ hội thì bây giờ là ướt đẫm bộ đồ phía trong.
Ngày thường thì tắm 1 đến 2 lần thì bây giờ ngày chúng em được tắm 3-4 lần, nên sạch sẽ lắm ạ” – lời chia sẻ đầy dí dỏm của Ngọc khiến tôi phải vội nhắn tin hỏi han.
Nhận ra người quen, Ngọc nói như khoe, mỗi khi tiếp xúc bệnh nhân thì cả đội phải thay trang phục, tắm rửa để tránh nhiễm khuẩn. Rồi cũng cô gái nhỏ nhắn ấy lại khoe, “A mà có những cô những chị tóc dài còn phải cắt tóc ngắn cho hợp thời trang với mùa dịch nữa, có cô đã 50 tuổi chưa bao giờ để tóc ngắn mà bây chừ phải cắt tóc ngắn đi. Mà phải xin phép chồng mới được cắt, được cái khoa em có thợ cắt tóc chuyên nghiệp nên cắt xong vẫn đẹp lắm” - Em gửi thêm biểu tượng mặt cười, còn tôi thì trào nước mắt.
Em chỉ nói lý do chứ chẳng kể rằng có những ca trực chỉ mới vào ca 30 phút, từ bác sĩ đến điều dưỡng đều phải đi thay đồ, tắm rửa để tránh nhiễm khuẩn. Vì họ phải điều trị cho những ca mắc COVID hoặc nghi ngờ mắc COVID. Cứ như vậy, mỗi lần bệnh nhân gặp vấn đề, họ lại thay nhau. Mỗi ca trực không biết phải tắm gội bao nhiêu lần. Mái tóc dài của các chị em cũng phải được gội đi gội lại bấy nhiêu bận.
Cả bệnh viện đang căng mình chống địch, chút thời gian sấy tóc cũng phải được tiết kiệm để vào thay ca ngay, tiếp sức đồng đội.
Tôi hỏi, bắt buộc phải cắt tóc sao em, có những chị đã giữ mái tóc thế 50 năm kia mà. “Vì mặc đồ chống dịch, đội mũ bảo hộ chặt khiến tóc dù buộc thế nào cũng sẽ cấn vào đầu. Đau lắm ạ. Đến khi ra trực, các chị đau đầu quá không ngủ được nên cắt đi cho nhẹ” – Lúc này Ngọc mới nói thật, rồi khoe hình ảnh các chị cắt tóc.
Tôi thấy họ vui cười nhưng thi thoảng nhắm chặt mắt lại khi nghe tiếng kéo đưa ngang bờ vai. Có chị nhắc đồng nghiệp: “Ngang vai thôi nghe” như sợ một phút quá tay, mái tóc có thể ngắn quá. Rồi họ hít thở thật sâu tự trấn an mình, phía sau, những lọn tóc mong manh rời nhau, nằm gọn trong lòng bàn tay của người đồng nghiệp.
Tôi chợt nhớ về hình ảnh những cô gái năm xưa viết thư xin đi tòng quân, vì sợ không được chấp nhận đã cắt phăng mái tóc của mình đi như chứng minh rằng, phụ nữ cũng mạnh mẽ chẳng kém gì trai tráng, cũng có thể xông pha ra trận. Họ cắt mái tóc đi gửi lại gia đình như gửi lại hình ảnh cô con gái nhu mì, thướt tha mà cha mẹ che chở.
Và nay, trong một trận chiến mới của thời hiện đại, dù tóc ngắn cũng là mẫu mốt với các chị em nhưng sao hình ảnh chiếc kéo lướt qua những bờ vai vẫn khiến tôi chạnh lòng. Tôi thương mái tóc thề, thương những giọt mồ hôi, nước mắt thầm lặng họ giấu chặt trong lòng, bởi người ở tuyến đầu nào ai dám than, đám khóc. Bởi phía sau họ là gia đình, người thân, nếu họ không mạnh mẽ cũng chẳng còn ai bên cạnh.
Cắt đi mái tóc rồi, các chị còn sợ gì nữa đâu. Trận chiến này, chúng tôi còn sợ gì nữa đâu khi có những người như họ, nhỏ bé mà kiên cường!
(Chuyện cảm động sau những pha “xuống tóc” của nữ y bác sĩ Đà Nẵng mùa dịch,
Thùy Trang, Báo Lao động số ra ngày 30/07/2020)
Phong cách ngôn ngữ của văn bản là
“Bắt đầu cầm bút, nhà văn đã từng đi đây đi đó: các tỉnh đồng bằng, trung du, và cả thượng du. Một số bài thơ có ghi rõ địa điểm sáng tác: Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn,..
Nguyễn Bính từng qua Huế. Ở miền Nam, nhà thơ cũng đi được nhiều nơi, nhất là những vùng nổi tiếng như Đồng bằng sông Cửu Long, các miệt vườn, cánh rừng miền Đông, các tỉnh thành phố lớn như đô thành Sài Gòn và vùng biển Tây như Rạch Giá, Hà Tiên,...
Sẽ rất thú vị nếu ta lập được một bản đồ in dấu chân nhà thơ. Kể về thú đi và viết thời ấy, Nguyễn Bính còn là hạng “đàn em” so với Nguyễn Tuân “có gen giang hồ” và “mắc bệnh xê dịch”
(Nguyễn Bính người thơ, đời thơ - Đoàn Trọng Huy)
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, “gen giang hồ” trong câu cuối có nghĩa là
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 - 120
Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật. Phần lớn số học viên đó sau khi “học xong, họ lại bí mật về nước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”. Một số người được gửi sang học tại Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva (Liên Xô) hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).
Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2/1925).
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn. Trụ sở của Tổng bộ đặt tại Quảng Châu.
Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21/6/1925.
(Theo SGK Lịch sử 12 trang 83)
Phần lớn học viên tham gia lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu thuộc giai cấp nào?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 - 117
Trái với những thỏa thuận tại các cuộc hội nghị Ianta và Pốtxđam (1945) về một giải pháp thống nhất nước Đức, ngày 23/2/1948, tại Luân Đôn, các nước Mĩ, Anh, Pháp đã cùng nhau đề ra một quy chế về tương lai cho việc hợp nhất ba khu vực chiếm đóng của họ. Liên Xô kịch liệt phản đối. Để trả đũa cho việc thỏa thuận riêng rẽ này, ngày 31/3/1948, Liên Xô quyết định phong tỏa, kiểm soát tất cả các mối liên hệ giữa các khu vực Tây Béclin với Tây Đức.
Tình hình châu u trở nên căng thẳng. Các nước Tây u phải tổ chức cầu hàng không để duy trì việc tiếp tế cho Tây Béclin. Cuộc phong tỏa Béclin của Liên Xô kéo dài hơn 1 năm, được chấm dứt vào ngày 12/5/1949, sau khi cùng ngày các nước phương Tây bãi bỏ việc ngăn chặn buôn bán giữa các khu vực Tây và Đông Béclin.
Vào năm 1961, vấn đề nước Đức lại trở nên căng thẳng. Đó là, trước tình trạng di cư ồ ạt từ Đông Đức sang Tây Đức gây nên nhiều khó khăn, không ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội ở Đông Đức, đêm 12/8/1961, Chính phủ CHDC Đức đã xây dựng một bức tường với dây kẽm gai ngăn cách hai khu vực Đông và Tây Béclin. Từ đó, việc qua lại giữa hai khu vực ở Béclin bị đình chỉ, quan hệ giữa hai nhà nước Đức càng đối đầu quyết liệt.
(Theo Sách Lịch sử 12 nâng cao trang 87, 88)
Các nước Mĩ, Anh, Pháp đã nhóm họp ở đâu để đề ra một quy chế về tương lai cho việc hợp nhất ba khu vực chiếm đóng của họ?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 - 114
Hiện nay, nông sản Việt Nam đang xuất khẩu sang 180 nước và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới. Việt Nam cũng đã tham gia và ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), đặc biệt là Hiệp định CPTTP và Hiệp định EVFTA, qua đó mở rộng “sân chơi” cho xuất khẩu nông sản.
Riêng trong lĩnh vực trồng trọt, Việt Nam đã thực hiện việc đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ: chuyển 200.000 ha gieo trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, ngô, rau màu; Phát triển liên kết sản xuất quy mô cánh đồng lớn. Việc áp dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu được chú trọng, tạo ra nhiều giống mới, giống chất lượng cao có chứng nhận. Còn trong chăn nuôi, hoạt động đổi mới sáng tạo thể hiện ở chỗ thực hiện cơ cấu lại giống vật nuôi; chuyển từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn trang trại/gia trại; Phát triển chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi khép kín. Nhiều tập đoàn lớn đầu tư chăn nuôi: TH, Dabaco, Thái Dương, Hòa Phát, VinEco,...
Trong thủy sản, tăng cường ứng dụng rộng rãi các quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP), nuôi trồng thủy sản có chứng nhận và đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đồng thời hướng dẫn cho ngư dân những công nghệ mới nhất để tăng hiệu quả khai thác thủy sản; Đẩy mạnh chế biến (có 636 doanh nghiệp chế biến thủy sản quy mô công nghiệp chiếm 48,9% số cơ sở chế biến thủy sản có đăng ký sản xuất kinh doanh). Trong lâm nghiệp, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng: phát triển trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây con đạt 85%; Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến: nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư công nghệ mới, hiện đại. Một số doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ phế liệu, mùn cưa, dăm gỗ như viên nén năng lượng,...
(Nguồn: Tạp chí Tài chính, Đổi mới sáng tạo “mở đường”
cho những thành tựu quan trọng trong nông nghiệp, 2020)
Biểu hiện trong đổi mới sáng tạo của ngành chăn nuôi nước ta không phải là