Danh sách câu hỏi
Có 12,548 câu hỏi trên 251 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 - 111
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Đồng thời nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Các nhà kinh tế và khoa học cảnh báo, trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động.
Đối với Việt Nam, từ trước đến nay, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn lạc hậu. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi đối diện với cuộc CMCN 4.0.
Thực tế đã chỉ ra, tuy Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, thời kỳ mà dân số trong độ tuổi lao động cao nhất (năm 2016, lực lượng lao động của cả nước đạt khoảng 54,4 triệu người, chiếm khoảng 58,9% tổng dân số) nhưng nguồn nhân lực (NNL) của nước ta, nhất là NNL chất lượng cao lại thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu. Cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Đối với các nước có trình độ sản xuất phát triển, đang trong guồng quay của CMCN 4.0 thì chất lượng lao động không còn là vấn đề lớn nhưng với nước ta hiện nay, muốn ứng dụng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng NNL bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề.
(Nguồn: Tạp chí Tài chính, Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0,2019)
Thách thức lớn nhất của lao động Việt Nam thời kì CMCN 4.0 là
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Chiếu điện, chụp điện (còn gọi là chiếu, chụp X quang) hiện nay là một công việc phổ biến trong các bệnh viện, giúp cho việc chẩn đoán một số bệnh về tim, mạch, phổi, dạ dày, tìm các vết xương gãy, các mảnh kim loại găm trong người .... Nhà vật lí người Đức Rơn-ghen là người đầu tiên (năm 1895) đã tạo ra được tia X bằng ống tia X.
Ngày nay, để tạo ra tia X, người ta thường dùng ống Cu-lít-giơ. Đó là một ống thủy tinh, bên trong là chân không, có gắn ba điện cực: một dây nung bằng vonfram FF (dây này được cuộn thứ cấp của biến thế nung nóng) dùng làm nguồn phát êlectron; một catốt K bằng kim loại, hình chỏm cầu để làm cho các êlectron phóng ra từ dây FF’ đến hội tụ vào anôt A.
Một anôt A làm bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn và điểm nóng cao, được làm nguội bằng một dòng nước khi ống hoạt động.
Người ta đặt giữa anôt và catôt một hiệu điện thế cỡ vài chục kilôvôn. Các êlectron vừa bứt ra từ dây nung FF’ có động năng W0 (rất nhỏ) sẽ được tăng tốc trong điện trường mạnh giữa anôt và catôt nên ngay trước khi đến đập vào A nó có động năng We=W0+eU rất lớn và làm cho A phát ra tia X có năng lượng εX=hf=hcλ
Trong một ống Cu-lít-giơ, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là U. Bước sóng nhỏ nhất của tia X phát ra
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 96
Chuẩn độ axit bazơ được sử dụng rất rộng rãi để xác định nồng độ các dung dịch axit hoặc các dung dịch bazơ. Trong phương pháp chuẩn độ axit – bazơ người ta dùng dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) đã biết chính xác nồng độ làm dung dịch chuẩn để chuẩn độ dung dịch axit hoặc dùng dung dịch axit mạnh(HCl, H2SO4, HNO3) đã biết chính xác nồng độ để chuẩn độ dung dịch bazơ. Trong quá trình chuẩn độ, pH của dung dịch thay đổi liên tục theo lượng dung dịch chuẩn thêm vào.
Tại điểm tương đương (là thời điểm mà dung dịch chuẩn vừa trung hòa hết dung dịch axit hoặc bazơ cần chuẩn độ) giá trị pH của dung dịch phụ thuộc vào bản chất của axit hoặc bazơ cần chuẩn độ và nồng độ của chúng.
Để nhận ra điểm tương đương của phản ứng chuẩn độ, người ta dùng chất chỉ thị gọi là chất chỉ thị axit - bazơ hay chất chỉ thị pH (màu của chất chỉ thị phụ thuộc vào pH của dung dịch). Với mỗi phản ứng chuẩn độ axit - bazơ người ta chọn chất chỉ thị có khoảng pH đổi màu nằm trong bước nhảy pH (sự thay đổi pH của dung dịch một cách đột ngột xung quanh điểm tương đương). Có thể xác định bước nhảy pH dựa vào việc xác định pH của dung dịch ở thời điểm gần sát (sai số cho phép là ±0,1%) điểm tương đương.
Thí nghiệm: Một sinh viên tiến hành thí nghiệm chuẩn độ như sau:
- Lấy 100 ml dung dịch HCl 0,1 M vào bình tam giác thủy tinh.
- Lấy dung dịch chuẩn NaOH 0,1 M vào buret.
- Mở van khóa của buret để thêm từ từ dung dịch chuẩn NaOH vào bình tam giác thủy tinh. Sinh viên ghi lại quá trình làm thí nghiệm và tính được pH của dung dịch trong quá trình chuẩn độ, kết quả được ghi trong bảng sau:
VNaOH
0
10
50
90
99
99,9
100
100,1
101
110
pH
1
1,1
1,48
2,28
3,30
4,30
7,0
9,70
10,7
11,68
Phương trình phản ứng trung hòa xảy ra trong thí nghiệm trên là