Danh sách câu hỏi
Có 51,323 câu hỏi trên 1,027 trang
Ở loài Ong mật, alen A quy định cánh dài, alen a quy định cánh ngắn; alen B quy định cánh rộng, alen b quy định cánh hẹp. Hai gen qui định 2 tính trạng trên đều nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và liên kết hoàn toàn với nhau. Cho ong cái cánh dài, rộng giao phối với ong đực cánh ngắn, hẹp thu được F1 toàn cánh dài, rộng. Cho biết: Loài ong mật có hiện tượng trinh sản, trứng được thụ tinh nở thành ong cái có bộ nhiễm sắc thể 2n, trứng không được thụ tinh nở thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể n. Cho F1 giao phối với nhau thu được 3 loại kiểu hình ở F2. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có hai loại kiểu gen quy định kiểu hình cánh dài, rộng.
II. Ong cái ở F2 chỉ có một loại kiểu hình.
III. Ong đực ở F2 có hai loại kiểu hình.
IV. Xét hai tính trạng này ở các quần thể ong khác nhau có tối đa 10 loại kiểu gen quy định.
Một quần thể tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có tối đa 10 loại kiểu gen quy định các kiểu hình khác nhau.
II. Ở F3, Tần số alen A là 0,6 và B là 0,2.
III. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng và tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
IV. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 4/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.