Danh sách câu hỏi
Có 51,323 câu hỏi trên 1,027 trang
Thí nghiệm tổng hợp ADN, ARN, prôtêin nhân tạo bằng cách bố trí ba ống nghiệm I, II và III bổ sung thêm các thành phần như Bảng 1.
Bảng 1
Ống nghiệm
Thành phần riêng
Thành phần chung
I
các yếu tố cần cho nhân đôi ADN
Gen P, phân tử mARN, các loại nuclêôtit tự do A, T, U, G, X, các axit amin tự do
II
các yếu tố cần cho phiên mã
III
các yếu tố cần cho dịch mã
Khi tiến hành nhóm nghiên cứu đã quên đánh dấu các ống nghiệm, nên họ đã ghi tạm thời các nhãn (X, Y, Z) và xác định tỉ lệ các loại nuclêôtit A, T, U, G, X tự do còn lại trong mỗi ống nghiệm sau một thời gian thí nghiệm để đánh dấu lại và thu được kết quả như Bảng 2.
Bảng 2
Ống nghiệm
Nồng độ các loại nucleotit còn lại trong mỗi ống (%)
A
T
U
G
X
X
100
100
100
100
100
Y
35
100
25
25
15
Z
15
15
100
35
35
Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. X, Y, Z tương ứng với các ống III, II, I.
II. Trong quá trình thí nghiệm, ở ống nghiệm I cần tăng nhiệt độ để phá vỡ các liên kết hiđrô nhằm tách rời hai mạch đơn của ADN. Một gen Q có chiều dài bằng gen P, tỷ lệ A+TG+X của gen Q lớn hơn gen P thì nhiệt độ cần để để tách hoàn toàn hai mạch đơn của gen Q lớn hơn so với gen P.
III. Trong ống nghiệm III diễn ra quá trình phiên mã được minh họa như hình, chiều A, B của hai mạch ADN tương ứng với 3’ và 5’.
IV. Muốn thu được đột biến gen xuất hiện với tần số cao thì sử dụng các tác nhân đột biến tác động vào ống nghiệm I.
Ở một loài động vật, con đực là XX, con cái là XY. Cho 2 cá thể thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản giao phối vói nhau, thu được F1 có 100% cá thể lông xám, cánh sọc. Cho F1 lai phân tích, thu được Fa có 25% con cái lông vàng, có sọc: 25% con cái lông vàng, trơn: 24% con đực lông xám, có sọc: 24% con đực lông vàng, trơn: 1% con đực lông xám, trơn: 1% con đực lông vàng, có sọc. Biết rằng lông có sọc là trội hoàn toàn so với lông ươn, mọi diễn biến trong giảm phân của đực và cái là như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số hoán vị gen ở F1 là 4%.
II. Cá thể F1 đưa lai phân tích là con cái.
III. Nếu cho các cá thể F1 giao phối với nhau, thu được F2. Ở F2, cá thể đực dị hợp về tất cả các cặp gen chiếm 12,25%.
IV. Nếu cho các cá thể F1 giao phối với nhau, thu được F2. Ở F2, tỉ lệ cá thể đồng hợp về tất cả các cặp gen trong tổng số các cá thể lông xám, cánh sọc là 93/916.
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả giới đực và giới cái với tần số bằng nhau. Cho cây A giao phấn với cây X và cây Y, thu được kết quả như sau:
Phép lai
Tỉ lệ kiểu hình ở F1
Lai cây A với cây X
9 cây cao, hoa đỏ: 6 cây cao, hoa trắng: 1 cây thấp, hoa đỏ: 4 cây thấp, hoa trắng
Lai cây A với cây Y
9 cây cao, hoa đỏ: 1 cây cao. hoa trắng: 6 cây thấp, hoa đỏ: 4 cây thấp, hoa trắng
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây A có kiểu gen ABab.
II. Nếu cho cây X lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1: 1.
III. Nếu cho cây A lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 4: 4: 1: 1.
IV. Nếu cho cây Y tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con có 75% số cây thân thấp, hoa đỏ.
Nhóm máu MN ở người được xác định bởi 2 alen đồng trội M và N. Khi nghiên cứu thành phần nhóm máu ở các quần thể người khác nhau thu được kết quả trong bảng sau:
Quần thể người
Vị trí
Phần trăm số dân mang nhóm máu (%)
MM
MN
NN
Inuit
Greenland
83,5
15,6
0,9
Navajo Idians
New Mexico
84,5
14,4
1,1
Finns
Karajala
45,7
43,1
11,2
Nga
Moscow
39,9
44,0
16,1
Bản địa Úc
Queensland
2,4
30,4
67,2
Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định dưới đây?
I. Tần số alen M của quần thể người Nga là 0,619.
II. Tần số alen M của quần thể người Inuit là cao nhất trong các quần thể người.
III. Trong quá trình di cư, các quần thể chưa có sự di nhập gen với nhau.
IV. Nếu quần thể người bản địa Úc và Nga du nhập lại với nhau thành một quần thể, tỉ lệ alen M trên tỉ lệ alen N là 241/159