Danh sách câu hỏi

Có 3,862 câu hỏi trên 78 trang
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  Có một lần tôi đi xem kịch, màn 1 kết thúc, cô MC nói xin quý vị khán giả một tràng pháo tay. Cả khán  phòng đầy ắp khán giả nhưng chỉ lác đác, lẹt đẹt có mấy cái vỗ tay. Tôi hỏi anh bạn ngồi bên cạnh, kịch có  hay không anh? Anh trả lời một hơi: - Hay quá, không ngờ kịch lại hay như vậy. Nhiều năm nay tôi không đi  xem kịch, bữa nay vì người ta tặng vẻ nên đi thử, không ngờ kịch hay như thế. Lần sau, nếu không ai tặng vé  thì cũng sẽ mua vé để đi coi.  - Nhưng lúc nãy tôi thấy anh không vỗ tay, tôi hỏi. Và anh ấy trả lời một cách rất tự nhiên rằng, đã có người  khác vỗ rồi, nên mình không vỗ cũng được.  Vậy là rõ rồi, anh ấy và hầu hết mọi người trong khán phòng đều không vỗ tay, không hẳn vì họ không  thích vở kịch. Họ không vỗ tay là vì ai cũng nghĩ rằng, "đã có người khác vỗ rỗi, nên mình không vỗ cũng  được". Và vì ai cũng nghĩ như vậy nên rốt cuộc chẳng mấy ai vỗ tay.  Có mấy điều suy nghĩ từ câu chuyện này:  Một là, về khán giả của vở kịch. Chuyện gì sẽ đến khi mà hầu hết khán giả tiết kiệm một tràng vỗ tay để cổ vũ và tán thưởng, dù các nghệ sĩ rất xứng đáng được như vậy? Điều đó có thể khiến cho người nghệ sĩ biểu  diễn mất dần cảm hứng, vả những tiết mục càng về sau của họ sẽ không còn xuất sắc như lúc đầu nữa. Và  người thiệt thòi chính là khán giả chứ không phải ai khác. Trái lại, nếu mỗi người đều có ý thức vỗ tay thì sẽ tạo nên những tràng pháo tay vang dội, khiến cho người nghệ sĩ cảm thấy mình được trân trọng, phần biểu  diễn của họ sẽ càng trở nên thăng hoa hơn và khán giả sẽ được thưởng thức nghệ thuật đích thực.  Hai là, về phương diện xã hội, nếu như ai cũng thoái thác trách nhiệm của mình, ai cũng ỷ lại người khác  như vậy thì xã hội sẽ ra sao?  Ba là, về phương diện cá nhân, nếu mình thấy vở kịch hay thì cứ vỗ tay, còn ai có vỗ tay hay không là  chuyện của họ, mình không bận tâm lắm, đó mới là cách nghĩ và cách hành xử của con người tự do và tự trị.  Nói cách khác, con người tự do/ tự trị sẽ hành động theo "tiếng gọi bên trong" của mình, họ sẽ không hành  xử theo kiểu bầy đàn (mọi người sao thì mình vậy, luôn giống mọi người), họ sẽ không hành động theo kiểu  khuôn mẫu (hồi trước sao thì bây giờ sẽ như vậy), họ sẽ không hành xử theo kiểu luôn khác (tôi phải luôn khác biệt với mọi người), và họ cũng không ỷ lại cho người khác (nếu đó là trách nhiệm cá nhân của mình thì  mình sẽ làm, không cần biết là người khác có làm hay không).  (Giản Tư Trung, đủng việc- một góc nhìn về câu chuyện khai minh, NXB Tri thức, tr. 33-34) Trong ngữ liệu trên, vì sao anh bạn bên cạnh không vỗ tay khi xem xong màn 1 của vở kịch?
Trong tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân viết:  Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng  nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm  động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn  đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng  cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại  căn nhà.  Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu:  - Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn.  - Vâng.  Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền  hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải  vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt  bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý  nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn. Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối  ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu.  Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:  - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện  quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...  Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. (Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.30-31) Anh/Chị hãy phân tích vẻ đẹp tâm hồn người nông dân trong đoạn trích trên; từ đó, liên hệ tới chi tiết xuất  hiện trong óc Tràng ở cuối truyện để rút ra nhận xét về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn Kim Lân.
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu.  Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:  - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua mua lấy đôi gà. Tạo tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quả. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy chốc mà có ngay đàn gà cho mà xem... Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ẩm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có hai lưng  bát đã hết nhẵn.  Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:  - Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.  Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bung ra một cải nồi khỏi bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cải nồi xuống bên  cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuẩy khuấy vừa cười:  - Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đảo để cơ.  Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:  - Cảm đẩy mày ạ, hì. Ngon đảo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta còn khối nhà chả có cảm mà ăn đấy. (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.31) Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên; từ đó nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích.
Trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông?,  Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: … Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grat, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. […] Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng. (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường,  Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022,tr.199-200) Cảm nhận về hình tượng sông Hương, từ đó nhận xét về cái nhìn mang tính khám phá, phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích trên.  
Đọc đoạn trích: "Háo danh là từ có ý nghĩa tiêu cực. Đầu tiên là anh coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết. Thứ hai là anh coi trọng danh tiếng trên mức mà anh có. Có lẽ, háo danh phản ánh cả hai khía cạnh đó", TS. Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ. Xét trên nghĩa tích cực, ai cũng có nhu cầu trở thành một người có giá trị, có đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Lập danh là một khát vọng chính đáng nếu khẳng định bằng chính năng lực của mình và được xã hội công nhận. Ngược lại, cái danh trở thành phương tiện thay vì mục tiêu, nó trở thành một thứ hàng hóa, từ đó lệch lạc giá trị đích thực. "Công danh không phải cho cá nhân mà là cống hiến cho tổ quốc, cho cộng đồng thì danh tiếng mới có giá trị. Giá trị của một doanh nghiệp, một con người, cộng đồng được xác định một cách chính xác, nhân văn, chứ không phải là đi quảng bá, tuyên truyền rầm rộ. Điều đó không được", PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học – nghệ thuật trung ương cho biết. Hội nghị văn hóa toàn quốc đã xác định giá trị của con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, cần có giá trị cốt lõi là yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo. Trung thực là một phẩm chất quan trọng. Muốn xây dựng nó phải nhận diện và thay đổi thói háo danh. Háo danh không chỉ kéo theo thói hư tật xấu mà còn khiến cho những người có năng lực thực sự sẽ cảm thấy tiêu cực, chán nản và mất ý chí phấn đấu. Chúng ta cần phải xứng đáng với nhưng danh hiệu chúng ta có. (Trích Háo danh nằm sâu trong nguồn gốc của văn hóa người Việt Báo điện tử Vtv.vn ngày 06/04/2023) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những bụi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên thu dọn những niêu bát xống áo vứt bừa bộn cả trên giường dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười: - Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo . Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:- Ngồi đây!... Ngồi xuống đây, tự nhiên ...Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu. Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra phân ra sân gắt lên:- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!Hắn loanh quanh hết chạy ra ngó đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà. Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường hai tay ôm khư khư cái thúng mặt bần thần.Hắn nghĩ bụng: “ Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...” Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vần còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà lại thành vợ thành chồng... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, Tr.25,26)Anh/ Chị hãy phân tích đoạn văn trên. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau ! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.Anh ném pao, em không bắtEm không yêu, quả pao rơi rồi...(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo Dục, 2008, tr 7,8)Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét khát vọng sống tiềm ẩn của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài đề cập đến trong tác phẩm.
Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà… (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, Tr.198 -199)           Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn văn trên; từ đó nhận xét cái tôi của tác giả trong đoạn trích.
Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân  bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh  ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi  độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây  vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.   Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình  sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt  mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương  Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy  nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng  thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu  dàng đấy, rồi lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”.  (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam). Phân tích vẻ đẹp của sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về quan niệm cái đẹp mà Nguyễn Tuân gửi gắm  qua hình tượng này.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:   Đêm trở gió, 20/1/2022  Gửi danh cầm Đặng Thái Sơn với đôi bàn tay kỳ diệu!  Ông có bất ngờ khi nhận lá thư được tạo nên từ những tiếng xào xạc? Là cháu đây, ngọn gió lành, gửi đến ông  những lời khẩn thiết.  Cháu đang ở đây, ngay bên cửa sổ! Còn ông ngồi trầm tư bên phím đàn. Ông vừa trở về từ lễ trao giải VinFuture.  Ở sân khấu quốc tế với những tên tuổi lừng danh ấy, âm nhạc của ông tạo nên mảnh ghép hoàn hảo cho hy vọng  tương lai của nhân loại.  Ông vẫn nói: "Bạn cứ nghe tôi chơi nhạc, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì!". Cháu cảm biết được tấm lòng của ông  với cuộc đời. Nên, cháu hy vọng, ông và nghệ thuật của ông - mang sức mạnh tạo nên thay đổi, cứu vãn thảm  hoạ thiên nhiên và gió nhỏ đã tận mắt chứng kiến.  Từ khi được sinh ra từ cơn cựa mình của Mẹ, cháu đã du hành khắp thế gian. Những điều ấm áp cho cháu hạnh  phúc và cũng có nhiều điều khiến cháu trăn trở.  Cháu băn khoăn: Một con mèo chết gục trước cửa ngôi nhà, mươi phút sau, nó được hất gọn sang cửa nhà đối  diện. Có một ranh giới con người giữ sạch sẽ riêng mình.  Cháu lo lắng: Cũng con phố ấy, ngày hè oi ả, trong khi ai đó nằm điều hoà mát lạnh, thì dưới gầm cầu, góc chợ tạm... còn bao người thở nghẹn trong lồng ngực. Có một ranh giới con người giữ tiện nghi riêng mình. Cháu hoang mang: Dòng sông phía thượng nguồn đắp đập làm thuỷ điện, tận dụng triệt để sức nước, thì dưới  hạ lưu, tập quán của một dân tộc bị tước đi, hoặc cảnh quan của một vùng bị biến đổi. Có một ranh giới con  người giữ lợi ích cho riêng mình. Nhưng hơn ai hết, ông - một nghệ sĩ chọn cho mình cuộc sống không biên giới, hiểu rằng nhìn từ một phía nào  đó, mọi ranh giới đều không tồn tại phải không?  (https://vnexpress.net/thu-gui-dang-thai-son-doat-giai-nhatquoc-gia-viet-thu-upu-4461247-p4.html)   Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên.  
“...Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông  sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lãnh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Nhìn thấy  tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đệm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước  mắt chảy xuống miệng. xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình  chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng  này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình  ma nhà nó rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng  phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại  tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này,  làm sao Mị cũng không thấy sợ...  Lúc ấy, trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người  bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phe từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần  lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi  ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuyu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay,  A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.  Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ,  đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:  – A Phủ cho tôi đi.  A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:  –Ở đây thì chết mất. A Phủ chợt hiểu.  Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.  A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.   (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018, tr13,14) Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên.Từ đó, liên hệ với chi tiết Mị nghĩ tới nắm  lá ngón trong đêm tình mùa xuân để nhận xét đóng góp của nhà văn Tô Hoài khi viết về người lao động vùng núi  cao Tây Bắc.