Danh sách câu hỏi

Có 3,939 câu hỏi trên 79 trang
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai trích đoạn trong hai tác phẩm truyện ngắn sau:             Đoạn truyện (1) (Lược phần đầu:  Dì Hảo là con nuôi của bà nhân vật “tôi” – người kể chuyện. Bố đẻ của dì Hảo chết đã lâu. Mẹ đẻ dì do cuộc sống chật vật đã quyết định để dì Hảo đi ở nuôi nhà người quen. Mới đầu về nhà mẹ nuôi, dì Hảo khóc ghê lắm nhưng rồi dì cũng quen dần và trở thành một người con gái rất ngoan đạo giống như chính mẹ nuôi của mình. Sau đó, dì lấy chồng).    Hắn khinh dì là đứa con nuôi, còn hắn là con dòng cháu giống. Và tuy rằng nghèo xác, hắn nhất định không làm gì. Hắn lấy vợ để cho vợ nó nuôi. Dì Hảo cũng nghĩ đúng như thế ấy; dì làm mà nuôi hắn. Người vợ đảm đang ấy kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn có năm xu. Còn một hào thì hắn dùng mà uống rượu. Và dì Hảo sung sướng lắm. Và gia đình vui vẻ lắm. Nhưng sự tai ác của ông trời bắt dì đẻ một đứa con. Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy. Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm, người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say. Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ đi bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. […] (Trích Dì Hảo - Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB Văn học, 2017, tr. 208)             Đoạn truyện (2) (Lược phần đầu: Nông trường Hồng Cúm (Điện Biên) đang vào mùa thu hoạch lạc. Chị Đào đang lao động hăng say. Nhìn nụ cười của Huân – chàng trai trẻ trung, yêu đời - bạn cùng nông trường mà chị ước như không bao giờ có cuộc đời đã qua; mà chỉ có lúc này, một nữ công nhân trên nông trường, một người có quyền được hưởng hạnh phúc như mọi người con gái may mắn khác. Hiện tại càng khiến chị nhớ lại quãng đời trước đây của mình.)             Lấy chồng từ năm mười bẩy tuổi, nhưng chồng cờ bạc, nợ nần nhiều nên bỏ đi Nam đến đầu năm 1950 mới trở về quê. Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị ở một mình. Từ ngày ấy chị không có gia đình nữa, đòn gánh trên vai, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, khi ra Hòn Gai, Cẩm Phả lấy muồng, khi ngược Lào Cai buôn gà, vịt, mùa tu hú kêu sang đất Hà Nam buôn vải, tháng sáu lại về quê bẻ nhãn. Khi thì ở chợ Cuối Chắm, ở đò Tràng Thưa, khi lại về phố Rỗ, chợ Bì, chợ Bưởi. Mùa hè vài cái áo cánh nâu vá vai, mùa đông một chiếc áo bông đã bạc, ngày mưa, ngày nắng, bàn chân đã từng đi khắp mọi nơi không dừng lại một buổi nào.Cũng có ngày đau ốm, nằm nhờ nhà người quen, bưng bát cơm nóng, nhìn ngọn đèn dầu lại sực nhớ tới trước đây mình cũng có một gia đình, có một đứa con, sớm lo việc sớm, tối lo việc tối. Còn bây giờ bốn bể là nhà, chỉ lo cho bản thân mình sao được cơm ngày hai bữa, chân cứng đá mềm…Muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống. (Lược một đoạn: Đào lên nông trường Hồng Cúm (Điện Biên), ban đầu chỉ coi nơi đây như một chốn tạm dừng chân. Cuộc sống lao động nhộn nhịp, tấm chân tình của những con người lao động đã làm dấy lên khát vọng sống ở chị. Chị cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của chính mình). Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất… Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. […]                                                 (Trích Mùa lạc- Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn học 2013, tr.61) * Chú thích             (1) Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 - 1945. Trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao sáng tác chủ yếu ở hai đề tài chính đó là đề tài người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Truyện “Dì Hảo” viết năm 1941, là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao viết về số phận bất hạnh của người phụ nữ nông thôn dưới chế độ cũ.             (2) Nguyễn Khải là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau Cách mạng Tháng tám. Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn về các vấn đề xã hội. Truyện “Mùa lạc” viết năm 1960, là một truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Khải viết về đề tài cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Câu 2. (4,0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh hai đoạn nhật kí sau đây: Đoạn trích 1: 3.7.1968 Tháng Bảy lại về với những cơn gió nam xào xạc thổi rung cây, từng buổi sớm mai dịu mát và từng đêm trăng êm ả giữa rừng. Trong cái nắng chói chang cháy bỏng, tháng Bảy năm nay vẫn nặng trĩu đau thương căm thù. Từ những năm xa xôi, mình đã biết tháng Bảy với những ngày 20, ngày Hội nghị Hiệp thương . Nhưng nhận thức cho đầy đủ về ngày đó, về cả một quá trình cách mạng vĩ đại trên mảnh đất Việt Nam ngàn lần anh hùng này thì hình như mới độ sáu năm nay. Đó là một mùa hè ở Hà Nội, khi đêm tháng Bảy êm dịu ôm trùm lấy không gian, trên con đường vắng mình từ giã người chiến sĩ giải phóng quân, tiễn anh lên đường đi vào cuộc kháng chiến thần thánh. Từ đó đến nay, mình đã lớn thêm mỗi khi tháng Bảy lại về. Giờ đây, cũng là một ngày tháng Bảy – giữa núi rừng, mình cùng thương binh chạy càn. Chạy càn ở tư thế chiến thắng, chỉ có những người Việt Nam chúng ta mới thấy được khi thể chiến thắng dù địch đang đuổi theo sau lưng, dù vai nặng trĩu ba lô, dù chân đạp rừng băng suối đi lánh địch. Bỗng nhớ đến câu thơ của Tố Hữu: “Khắp nơi đâu trên Trái Đất này Như miền Nam đắng cay chung thuy Như miền Nam gan góc dạn dày.” (Đặng Thuỳ Trâm, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009, tr. 51 – 52) Đoạn trích 2: 15.4.1972 Những ngày mà mình nhớ rất nhiều đến các bạn cùng lớp cùng học với mình, cùng trường. Có người đi bộ đội đã hi sinh, có người còn ở tiền tuyến, có người ở nhà và có người đi học nước ngoài. Mỗi người một công việc quan trọng do đất nước phân công. Minh rất tin rằng mỗi người bạn ấy sẽ có lúc nhớ lại những mái trường các bạn đã đi qua, sẽ nhớ những kỉ niệm chẳng bao giờ có thể phai nhòa và những ước muốn xôn xao khi cửa đời rộng mở – Có thể mượn ý Tố Hữu mà nói ở đây: “Ta chính là hôm nay và các bạn chính là mãi mãi.”. Nhưng làm sao có thể có tương lai đẹp đẽ khi không có những người hôm nay đang cầm súng, đang gian khổ đánh giặc. Riêng mình, hình như đây là một phần thưởng. Đi bộ đội, với mình không chỉ là đánh giặc. Được sống những ngày oanh liệt và vẻ vang nhất của đất nước, khi mà dân tộc ta đang thắng lớn và bước nhanh đến ngày thắng lợi hoàn toàn, mình phải viết. Phải viết với tất cả năng lực của mình có được. Phải viết với sự say mê, cố gắng hết sức của bản thân. Viết với bao nhiêu gửi gắm và tin tưởng của bạn bè đối với mình. (Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2005, tr. 148)
Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn sau: HƯƠNG ỔI Tôi sực nhớ đến số báo đầu thu sắp tới – Cha viết một bài chăng – tôi bảo. Ông già không nói. Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu. Hoa ngâu năm ngoái. Buổi chiều, cô Ngân sang chơi. Cô hàng xóm vừa du học ở Australia về. Cho một đĩa ổi chín. – Cây chặt từ lâu rồi mà. – Tôi ngạc nhiên hỏi. Cây vườn bên ngày xưa, cứ thu về là hương ổi tỏa sang. Hương nhè nhẹ bâng khuâng. Nhưng tuổi thơ tôi chẳng bao giờ được ăn ổi vườn bên. Tiếng con bé Ngân ríu rít trèo hái quả. Tiếng mùa thu ríu rít. Nhưng cha tôi cẩm, không cho sang. Hai nhà không giao thiệp. Chỉ có hương ối là bay sang. Tôi cũng chẳng mấy khi gặp mẹ Ngân. Bà đẹp lắm. Đẹp lạ lùng. Nghe nói ngày trẻ, cha tôi yêu bà. Tình yêu từ tuổi ấu thơ có mùi hương ối. Nhưng mẹ cha không ưng thầy kí nhật trình  nghèo, chẳng gả. Cha rủ bà trốn. Bà không dám. Rồi một hôm thấy pháo cưới treo trên nhành ối tung toé, quả chín rơi lụp bụp. Cha bà nhận chàng trai đang là kĩ sư công chính  về ở rể. Bức tường ngăn được xây cao thêm và lên rêu năm tháng từ ấy. Nhưng hương ổi thu về vẫn cứ bay sang. Mẹ tôi và cha Ngân cùng mất một độ, cách đây mấy năm. Bà mẹ chặt cây ổi quý nhưng đã cỗi. Tiếng dao chặt gỗ chan chát trong một buổi sớm đầu thu. Cha tôi ngồi bên cửa sổ run run lục tìm những trang viết ố vàng, nhưng vẫn còn thoảng mùi hương ổi tình đầu... Vậy sao hôm nay lại có những trái ổi đào? – Em ươm giống cũ trồng mới đấy. Năm nay ra trái bói. – Ngân nói. Tôi cắn trái ổi mùa đầu. Và mời cha một trái. Răng ông đã yếu. Nhưng trái của ông chín mềm... (Nguyễn Phan Hách, Những trang văn chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr. 196 – 197)
Câu 2. (4.0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích đặc điểm của thể loại hài kịch được thể hiện trong đoạn trích sau đây: (Tóm tắt: “Lão hà tiện” (1668) là vở hài kịch nổi tiếng của Mô-li-e (Molière nhà viết kịch vĩ đại người Pháp). Ác-pa-gông (Harpagon) là một tư sản giàu có nhờ cho vay nặng lãi nhưng tính tình vô cùng keo kiệt, bủn xỉn. Ông ta đã goá vợ, có hai con là Clê-ăng (Cleante) và E-li-do (Elise) nhưng không hề quan tâm đến con mà chỉ nghĩ đến tiền bạc. Ác-pa-gông mở tiệc thết đãi mọi người và mời Ma-ri-an (Marian), một cô gái trẻ (mà ông định cưới làm vợ) đến dự.) Đoạn trích dưới đây kể về việc ông ta sai gia nhân chuẩn bị bữa tiệc ấy. ÁC-PA-GÔNG: Nào, lại cả đây để tôi phân lệnh chốc nữa làm và cắt việc cho mỗi người. Lại gần đây, bà Clốt. Bắt đầu là bà nhé. (Bà Clốt cẩm cái chối). Được, bà sẵn khí giới cầm tay rồi. Tôi trao cho bà nhiệm vụ lau chùi mọi nơi, và nhất là cẩn thận đừng cọ các đồ gỗ mạnh quá, sợ mòn mất. Ngoài việc ấy, tôi uy cho bà, lúc bữa ăn tối, quản giám chai lọ; nếu để thất lạc cái nào và đánh vỡ cái gì, tôi sẽ bắt đền bà rồi trừ vào tiền công. BÁC GIẮC (nói riêng): Hình phạt thiết thực gớm! ÁC-PA-GÔNG (vẫn nói với bà Clốt): Thôi, đi. Đến anh Branh-đa-voan (Brinda voine) và anh, La Me-cluy-sơ (La Merluche), tôi cắt cho các anh chức vụ lau rửa cốc và rót rượu, nhưng chỉ khi nào mọi người khát, chứ không phải theo thói của những thằng đầy tớ dớ dẩn, như muốn khiêu khích người ta, nhắc nhở người ta phải uống khi người ta không nghĩ đến chuyện uống. Hãy chờ khi người ta hò đôi ba lần đã, và nhớ là phải mang thêm thật nhiều nước lã. BÁC GIẮC (nói riêng): Vâng, rượu nguyên không pha, bốc lên đầu. LA ME-CLUY-SƠ: Thế chúng tôi có phải cởi áo ngoài không, thưa ông? ÁC-PA-GÔNG: Có, nhưng khi nào thấy khách đến đã, và giữ gìn kĩ chớ làm hỏng y phục. BRANH-ĐA-VOAN: Thưa ông, ông đã biết rõ, vạt trước áo vét dài của tôi bị một vết dầu đèn to tướng. LA ME-CLUY-SƠ: Còn tôi, thưa ông, quần của tôi thì thủng đít và, nói lỗi phép, người ta nhìn thấy... ÁC-PA-GÔNG (nói với La Me-cluy-sơ): Im! Liệu khéo quay cái đó vào phía tường và lúc nào cũng quay đằng trước ra phía khách là được. (Ác-pa-gông đặt chiếc mũ trước áo của mình để chỉ cho Branh-đa-voan phải làm thế nào để che vết dầu). [...] ÁC-PA-GÔNG: [...] Ô này, bác Giắc, lại gần đây. Tôi để bác lại người cuối cùng đấy. BÁC GIẮC: Nhưng, thưa ông, ông muốn nói với anh đánh xe hay với anh đầu bếp, bởi vì tôi vừa là anh này vừa là anh kia. ÁC-PA-GÔNG: Với cả hai. BÁC GIẮC: Nhưng, trong hai người, ông nói với ai trước? ÁC-PA-GÔNG: Với đầu bếp. BÁC GIẮC: Vậy ông làm ơn chờ cho. (Bác bỏ mũ đánh xe và xuất hiện với bộ áo đầu bếp). ÁC-PA-GÔNG: Nghi thức quỷ quái gì thế? BÁC GIẮC: Ông cứ nói. ÁC-PA-GÔNG: Bác Giắc, chả là tôi đã định thết cơm khách tối nay. BÁC GIẶC (nói riêng): Một kì quan vĩ đại! ÁC-PA-GÔNG: Bác cho biết, liệu có cho chúng ta ăn ngon được không? BÁC GIẮC: Được, nếu ông cho nhiều tiền. ÁC-PA-GÔNG: Quỷ thật! Lúc nào cũng tiền! Hình như chúng nó không có gì khác mà nói: “Tiền, tiền, tiền!”. À! Chúng nó chỉ có tiếng “Tiền” nơi cửa miệng. Lúc nào cũng nói tiền! Tiền, đó là gươm gối đầu giường của chúng nó! [...] ÁC-PA-GÔNG: Thôi, im. Bác cần những gì nào? BÁC GIẮC: Đấy, có ông quản gia, ông ấy làm cơm ngon cho ông mà mất ít tiền. ÁC-PA-GÔNG: Chao chao! Tôi muốn bác trả lời tôi. BÁC GIẶC: Các ông có bao nhiêu người ăn? ÁC-PA-GÔNG: Chúng tôi tám hoặc mười người; nhưng chỉ tính tám người. Khi đủ cho tám người ăn thì cũng rất đủ cho mười người. [...] BÁC GIẮC: Vậy thì phải bốn bát nấu rõ đầy và năm đĩa xào đầu vị. Món nấu: nước dùng tôm he, chim đa đa hầm bắp cải xanh, rau nấu thượng thang, vịt nấu củ cải. Đầu vị: thịt gà xé, bồ câu ra giàng nhồi thịt, ức bê non, dồi lợn và nấm xào. ÁC-PA-GÔNG: Quái quỷ! Thế để thết cả một thành phố à? BÁC GIẶC: Thịt quay đầy một xanh thật to, xếp cao thành hình kim tự tháp, nửa con bê thả béo bên sông, ba chim trĩ, ba gà mái tơ béo, mười hai chim câu nuôi chuồng, mười hai gà giò,... ÁC-PA-GÔNG (lấy tay bịt miệng bác Giắc): À! Thằng phản chủ! Mày ăn hết của của tao. (Molière, Lão hà tiện – Hài kịch của Molière (Đỗ Đức Hiểu dịch), NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1978, tr. 115 – 123)