Danh sách câu hỏi
Có 3,232 câu hỏi trên 65 trang
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:
LỜI CHÀO
Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng
Rút những cọng rơm vàng về kết tổ
Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ
Biết kéo về cả một sắc trời xanh.
Biết ơn mẹ vẫn tinh cho con thêm một tuổi sinh thành
“Tuổi của mụ”[1] con nằm tròn bụng mẹ
Để con quỷ yêu tháng ngày tuổi trẻ
Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi.
Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê li
“Chuyền chuyền một...” miệng, tay buông bắt
Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt
Nền một đời tiếng Việt mãi ngân nga...
Biết ơn dấu chân bẩm mặt đường xa
Những dấu chân trần, bùn nặng vết
Ta đi học quen giẫm vào không biết
Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi…
(Trích Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng, in trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX
(thơ ca 1945 – 1975), quyển bốn – tập VIII, NXB Văn học, Hà Nội, 2010, tr.711-712)
[1] Tuổi của mụ: Cách tính tuổi của nhân dân ta, chín tháng mười ngày trong bụng mẹ cũng được tính một tuổi, quen gọi là tuổi mụ.
Trình bày cảm nhận và suy ngẫm của anh/ chị về câu chuyện sau:
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về, em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa nước mình...”. Cuối năm em viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm...”. Mùa đông sau em viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá ồn ào, bụi bặm, nhớ chợ bến xôn xao, lầy lội... Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hỏi có phải người Việt mình không”.
(Sưu tầm từ Internet)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về tình cảm quê hương được thể hiện trong bài thơ sau.
Phiên âm:
Thiếu tiểu li gia, đại lão hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhị đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
(Hạ Tri Chương, Hồi hương ngẫu thư)
Dịch thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Phạm Sĩ Vĩ dịch,
theo Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2020, tr.126)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về bức tranh quê được thể hiện trong bài thơ sau.
Tháng Chạp, hai mươi bốn, chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới,
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.
(Nguyễn Khuyến, Chợ Đồng, in trong Thơ văn Nguyễn Khuyến,
NXB Văn học, Hà Nội 1971, tr.102-103)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ sau:
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển
Nâng niu tất cả, chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải, hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
(Bác ơi, in trong Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2003, tr.457-458)