Danh sách câu hỏi
Có 3,232 câu hỏi trên 65 trang
“Thơ có yếu tố tượng trưng là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.”
(Theo Ngữ văn 11, tập hai, Bộ Cánh Diều, NXB Đại học Huế và
Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam, 2023, tr. 36)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên:
HY MÃ LẠP SƠN[1]
Nghìn thế kỉ đã theo nghìn thế kỉ,
Ta đứng đây nhìn thấy triệu Mặt Trời
Tắt và nhen, và phân phát cho đời
Những thời tiết tái tê hay ấm áp
[...]
Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất,
Không có chi bè bạn nổi cùng ta.
Bởi ghen trời, ta ngạo nghễ xông pha
Lên vút thẳm, đứng trên nghìn đỉnh núi,
[...]
Ta lên cao như một ý siêu phàm
Nhìn vũ trụ muốn tranh phần cao vọi!
Đời đã hết. Chỉ riêng ta đứng mãi
Ở nơi đây không dấu vết loài người;
[...]
Ta cao quá, thì núi non thấp lắm,
Chẳng chi so, chẳng chi đến giao hòa
Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thê tuyệt!
Ngoài tang trắng của tuyết rồi lại tuyết
Họa chăng nghe gần gũi khúc ca trời;
Trong veo ngần, hơi thuần túy của hơi
Xuyên ngày tháng, vẫn vỗ về bên mái,
Và trời rót khúc ca trời cảm khái:
– “Cô đơn muôn lần, muôn thuở cô đơn
Người lên trời, ôi Hy Mã Lạp Sơn!”
(Xuân Diệu, Thơ Xuân Diệu, NXB Giáo dục, 1993, tr. 54 – 56)
[1]Hy Mã Lạp Sơn: dãy Himalaya – dãy núi trẻ nhất thế giới về lịch sử địa chất, cũng là dãy núi có đỉnh núi cao nhất thế giới.
II. Làm văn
Susan Bruno, chuyên viên quản lí tài sản, người đồng sáng lập trang tư vấn đầu tư CollegeCF0.org chia sẻ bí quyết dạy con: “Nếu bố mẹ hi sinh cho con, làm thay con quá nhiều thì chẳng khác nào làm hư đứa trẻ” ... Chỉ khi nào hiểu được kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình là cách nuôi sống, khẳng định bản thân, đóng góp cho cộng đồng thì một người trẻ mới làm việc hăng say, trưởng thành.
(Theo Thiên Anh, Lối đi ngay dưới chân mình,
dẫn theo phunuonline.com.vn, ngày 18-7-2015)
Hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về quan điểm của Susan Bruno: Nếu bố mẹ hi sinh cho con, làm thay con quá nhiều thì chẳng khác nào làm hư đứa trẻ.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm (Hồ Chí Minh) để làm sáng tỏ một số đặc điểm của các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù: chủ yếu viết bằng thể thơ tứ tuyệt Đường luật, câu chữ rất cô đọng, hàm súc; cách viết vừa cổ điển vừa hiện đại; nhiều tứ thơ độc đáo, nhiều hình ảnh gợi cảm, sáng tạo.
CẢNH CHIỀU HÔM
(Vãn cảnh)
Phiên âm:
Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ,
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình;
Hoa hương thấu nhập lung môn lí,
Hướng tại lung nhân tố bất bình.
Dịch nghĩa:
Hoa hồng nở hoa hồng lại tàn,
Hoa nở hoa tàn đều vô tình;
Hương thơm bay vào thấu trong ngục,
Tới kể với người trong ngục nỗi bất bình.
Dịch thơ:
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình;
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình.
(Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3,
(Nam Trân dịch), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000, tr. 431)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “bà cô tôi” trong đoạn trích sau:
Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy.”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa.”. Bà bảo, con dâu là vàng trời cho, mình không có công đẻ ra nó, cũng không nuôi nó ăn học ngày nào, bỗng dưng nó về nhận mình là mẹ, sinh con đẻ cái cho dòng họ, cáng đáng mọi việc từ trẻ đến già, không lễ sống nó thì thôi còn hoạnh hoe nồi gì. Bà chiều quý, và tôn trọng các con dâu thật lòng nên cả hai nàng dâu đều tâm sự với mẹ chồng: “Con ở với mẹ còn thoải mái hơn ở nhà với mẹ con.”. Con rể và con gái được nhận nhà ở một khu tập thể, nhà chật, lại xa, con còn nhỏ. Nhưng anh con rể không muốn nhờ vả mẹ vợ, tự mình cũng thấy không tiện mà người ngoài nhìn vào càng không tiện. Bà biết thế nên bảo con rế: “Trong cái nhà của tôi có một phòng dành cho vợ anh. Của vợ anh tức là của anh. Cũng như mọi thứ của anh tức là của vợ anh. Chẳng lẽ anh bảo không phải.”. Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi.”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao?”. Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không?”. À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.
(Nguyễn Khải, Nếp nhà, dẫn theo nhandan.vn)
Viết bài nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá ý nghĩa, thông điệp tư tưởng mà văn bản dưới đây muốn gửi đến người đọc.
NHỮNG DÒNG SÔNG
Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông.
Chẳng phải sông Đà, sông Mã, sông Hồng đôi bờ cát mênh mông,
Thì cũng sông Trà, sông Hương, sông Cửu Long uốn chín đầu rồng
Chẳng phải rộng xa một tầm cò vỗ cánh,
Cũng xinh xinh vài sải chèo quẫy mạnh...
Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng
Mỗi con người gắn bó một dòng sông.
Khi ta bé dòng sông nào cũng rộng,
Chiếc thuyền giấy gửi tuổi thơ theo sóng
Một cánh cò vỗ lả xuống lòng ta.
Từ nguồn nào, sông cũng nặng phù sa
Đời ông cha từng cuốc đất, dựng nhà...
Khơi tưởng tượng, những chuyện xưa mẹ kế
Tuổi thơ ngây ngỡ dòng sông nhỏ bé
Cửa quê mình, Trần Quốc Toản từng qua...
[...]
Đã bao đời gắn bó giữa hai ta
Sông chia mình thành ngàn nhánh phù sa
Đến bè bạn cùng từng gốc lúa.
Trắng lấp lánh là quẫy tung đuôi cá
Xanh mát êm là xoan dọc bờ vùng...
Yêu nhau rồi, ta có những vui chung...
[...]
Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng?
Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông.
(Bế Kiến Quốc, Thơ Việt Nam 1945 – 1975,
NXB Văn học, Hà Nội, 1985, tr. 35 – 37)