Danh sách câu hỏi

Có 2,879 câu hỏi trên 58 trang
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)  Đọc đoạn trích sau:           Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất.          Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng dẫn đến thất bại, bất hạnh.          Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.          Chúng ta ai cũng ít nhất một đôi lần mắc phải sai lầm, gặp thất bại, hay ở một trạng thái tinh thần chán nản tồi tệ – nhưng không vì thế mà chúng ta mãi bị ám ảnh, day dứt mà không bao giờ dám tin mình sẽ khác đi hay không dám làm một điều gì cả. Chính thái độ sống của chúng ta sau những va vấp ấy sẽ quyết định: Liệu chúng ta có cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quí báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn? (Thay Thái Độ – Đổi Cuộc Đời 2 – Keith D. Harrell) Thực hiện các yêu cầu: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ?
I.  ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau  Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy. Với người láng giềng đang lúc lâm nguy Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn. Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường. Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương Mình mở cửa đón họ vào bến cảng Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ. Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại” Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên. Từ mái trường này em sẽ lớn lên Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim. Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!          (Đất nước ở trong tim, bài thơ của cô giáo Chu Ngọc Thanh, Gia Lai) Trả lời các câu hỏi sau: Bài thơ trên viết về sự kiện gì?
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Hãy hình dung về một bảng điều khiển với đồng hồ đo trên ấy. Bên trái đề chữ Tự do. Bên phải đề chữ Trách nhiệm. Đối với tôi, để trở thành nhà lãnh đạo và sống một cuộc đời vượt trội nghĩa là đấu tranh để giữ sự quân bình mong manh giữa hai điều trên. Nói một cách khác, cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính giữa. Cuộc sống nói chung là sự quân bình. Và một trong những sự quân bình mang tính sống còn chính là giữa tự do và trách nhiệm. Vâng, cứ việc tự do. Tận hưởng giây phút này. Sống đầy đam mê. Thư giãn thoải mái. Sống cho hiện tại. Tuy nhiên, cũng phải có trách nhiệm. Phải đề ra mục tiêu. Giữ lời hứa. Hoàn thành những công việc quan trọng. Làm tròn bổn phận. Cuộc sống của bạn - giây phút này đây - ở vị trí nào trên đồng hồ đo trách nhiệm? Quá nhiều thời gian cho sự tự do và không đủ thời gian thực hiện các đòi hỏi để xây dựng sự nghiệp và bổn phận hàng ngày? Hoặc ngược lại? Ở thái cực nào cũng đều mất quân bình. Vậy đây là ý tưởng lớn: bạn hãy suy nghĩ xem trạng thái đứng giữa sẽ như thế nào. Ý thức tốt sẽ dẫn đến lựa chọn đúng. Và lựa chọn đúng sẽ dẫn đến kết quả khả quan.  (Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ,2014,tr 35) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Trong văn bản, bảng điều khiển với đồng hồ đo được tả như thế nào?
I.ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau:  Nếu có thể đo xương máu tiền nhân Trường Sơn ngút ngàn dễ gì so được Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm… Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa Ào ạt mấy ngàn năm… Thánh Gióng Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa                                                 Mấy ngàn năm… Vọng Phu xứ Bắc Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà.                                            (Tổ quốc, Nguyễn Thế kỷ, http://thanhnien. vn/van-hoa) Thực hiện các yêu cầu: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
…Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy cái luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác….                                (Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một)       Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó , nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
    Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng loá xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…” (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.30) Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Kim Lân.
I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích: “Dịch bệnh Covid-19 có lẽ là “mảnh đất màu mỡ” để tin giả bùng phát với quy mô chưa từng thấy trên thế giới và ở Việt Nam: từ những người vô tình hay hữu ý tung tin về việc phát hiện ca nhiễm bệnh ở chỗ này chỗ kia; từ những status vô cùng ngớ ngẩn nhưng vẫn thu hút khá đông lượt chia sẻ như chính phủ phun thuốc lên trời để chống dịch hoặc phải ăn 6 - 12 quả trứng luộc để phòng virus; cho đến những thông tin gây hoang mang và hoảng loạn cho xã hội {…}. Có thể nói, chìa khóa của cuộc chiến chống tin giả thực sự nằm trong tay những người sử dụng Internet và mạng xã hội. Ngắt kết nối Internet hay đóng cửa mạng xã hội để giảm nguy cơ phát tán fake news là điều không thể xảy ra và đi ngược lại với xu hướng phát triển cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin của con người, nhưng người dùng hoàn toàn có thể quyết định không chia sẻ, thậm chí không đọc những thông tin từ những nguồn không tin cậy. Oái oăm là chúng ta thường tự nhận mình là những người dùng thông thái, nhưng khi bị ngập lụt trong “đại dịch thông tin” - thuật ngữ mới mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng để nói về tình trạng dư thừa thông tin bao gồm cả thông tin tốt lẫn thông tin giả mạo - thì chẳng ai dám chắc là họ miễn nhiễm và không dính bẫy fake news.” (Trích: “Tin giả và trách nhiệm của báo chí” – Lê Quốc Minh – Tạp chí Tuyên giáo ngày 30/07/2020) Thực hiện các yêu cầu sau:  (NB) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: – Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối… – Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề. – Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. – Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu hỏi. – Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! – Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi. – Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh… – Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!  –Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên. – Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông… – Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu,  – bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, – trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo? – Phải – Người đàn bà đáp  – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: – Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ. – Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi. – Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no… (Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.76-77) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
(VDC)   Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?  Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt.  Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng  phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?  Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:  - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...  Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.  Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...  - Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.  Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật: - Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chỉ cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...  (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)   Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt.