Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 23
58 người thi tuần này 4.6 209 lượt thi 7 câu hỏi 60 phút
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 27)
Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 10
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 28)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
mặt trời vàng và mắt em nâu
xin chào Huế một lần anh đến
để ngàn lần anh nhớ hư vô
em rất thực nắng thì mờ ảo
xin đừng lầm em với cố đô
áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
nón rất Huế mà đời không phải thế
mặt trời lên từ phía nón em nghiêng
nhịp cầu cong và con đường thẳng
một đời anh đi mãi chẳng về đâu
con sông dùng dằng con sông không chảy
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya
tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
anh trở về hoá đá phía bên kia.
Huế 1980
(Tạm biệt Huế, Thu Bồn, in trong 100 bài thơ tình nhờ em đặt tên,
NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1992)
Lời giải
Lời giải
Câu 3
Chỉ ra và nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa trong khổ thơ sau:
xin chào Huế một lần anh đến
để ngàn lần anh nhớ hư vô
em rất thực nắng thì mờ ảo
xin đừng lầm em với cố đô
Chỉ ra và nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa trong khổ thơ sau:
xin chào Huế một lần anh đến
để ngàn lần anh nhớ hư vô
em rất thực nắng thì mờ ảo
xin đừng lầm em với cố đô
Lời giải
– Các cặp từ trái nghĩa: “một lần” - “ngàn lần”; “thực” - “ảo”.
– Tác dụng: Thể hiện những khám phá thú vị, bất ngờ về vẻ đẹp và sức hấp dẫn của Huế.Lời giải
Câu 5
Anh/ chị có ý kiến như thế nào nếu có người cho rằng, “nhân vật trữ tình trong bài thơ chỉ mượn vẻ đẹp của xứ Huế để bày tỏ tình yêu với cô gái”, trong khi người khác lại cho rằng “lời bày tỏ tình cảm với cô gái chỉ là duyên cớ để bài thơ thể hiện những phát hiện riêng về vẻ đẹp xứ Huế”?
Anh/ chị có ý kiến như thế nào nếu có người cho rằng, “nhân vật trữ tình trong bài thơ chỉ mượn vẻ đẹp của xứ Huế để bày tỏ tình yêu với cô gái”, trong khi người khác lại cho rằng “lời bày tỏ tình cảm với cô gái chỉ là duyên cớ để bài thơ thể hiện những phát hiện riêng về vẻ đẹp xứ Huế”?
Lời giải
Câu 6
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) thể hiện cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
nhịp cầu cong và con đường thẳng
một đời anh đi mãi chẳng về đâu
con sông dùng dằng con sông không chảy
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) thể hiện cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
nhịp cầu cong và con đường thẳng
một đời anh đi mãi chẳng về đâu
con sông dùng dằng con sông không chảy
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
Lời giải
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (đoạn văn khoảng 200 chữ) |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Thể hiện cảm nhận về đoạn thơ: nhịp cầu cong và con đường thẳng ... sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu. |
0,25 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: – Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Khổ thơ trước hết tả thực được những hình ảnh mang sắc thái của thành phố Huế nhịp cầu cong hoà hợp với dòng sông Hương êm đềm, trầm mặc. + Tuy nhiên, những hình ảnh ấy biến thành biểu tượng chỉ sức mê hoặc của Huế và của cô gái Huế. |
0,5 |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
Câu 7
Câu 2 (4,0 điểm)
Cha ông ta từng khuyên “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nhưng hiện nay, nhiều bạn trẻ tin rằng, chỉ cần một chiếc máy vi tính hoặc điện thoại nối mạng Internet là có thể làm chủ tri thức. Hãy viết bài luận thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cha ông ta từng khuyên “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nhưng hiện nay, nhiều bạn trẻ tin rằng, chỉ cần một chiếc máy vi tính hoặc điện thoại nối mạng Internet là có thể làm chủ tri thức. Hãy viết bài luận thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề trên.
Lời giải
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội. |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ về vấn đề Cha ông ta từng khuyên “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nhưng hiện nay, nhiều bạn trẻ tin rằng, chỉ cần một chiếc máy vi tính hoặc điện thoại nối mạng Internet là có thể làm chủ tri thức. |
0,5 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. – Dưới đây là một số gợi ý về nội dung: + “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là câu tục ngữ khuyên ta nên đi nhiều. Vì mỗi chuyến đi, mỗi vùng đất đều có thể đem lại nhiều hiểu biết cho con người. Người đi nhiều là người từng trải, lịch lãm; có vốn sống phong phú, tâm hồn rộng mở. Ngược lại, nếu chỉ sống sau luỹ tre làng, tầm nhìn, trí tuệ con người sẽ hạn hẹp, tù túng. + Ngày nay, do sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, truyền thông và mạng Internet, con người có thể không cần đi nhiều vẫn tích luỹ được kiến thức. + Tuy nhiên, dù mạng Internet và các phương tiện truyền thông có nhiều tiện ích cũng không thể thay thế hoàn toàn những trải nghiệm trực tiếp của con người. Thế giới mạng Internet dù phong phú vẫn là thế giới ảo, chưa kể đó là thế giới đã được “biên tập”, điều chỉnh thậm chí được can thiệp bằng những kĩ thuật hiện đại (khó phân biệt được thực và ảo) theo một ý tưởng nhằm phục vụ cho một lợi ích nào đó. Vì vậy, những thông tin tri thức có thể phiến diện, thậm chí bị bóp méo. + Bài học rút ra: cần kết hợp một cách hợp lí giữa việc sử dụng mạng Internet và những trải nghiệm thực tế; tránh việc lạm dụng công nghệ thông tin để bị thế giới ảo thao túng bản thân. |
1,0 |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5 |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
42 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%