Danh sách câu hỏi

Có 3,939 câu hỏi trên 79 trang
Câu 2: (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), phân tích hình tượng người lính đảo trong bài thơ sau: ĐỢI MƯA TRÊN ĐẢO SINH TỒN Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời...   Ôi ước gì được thấy mưa rơi Mặt chúng tôi ngửa lên như đất Những màu mây sẽ thôi không héo quắt Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ Rồi kháo nhau Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt Ôi, ước gì được thấy mưa rơi Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển Ôi hòn đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời... Ôi, ước gì được thấy mưa rơi Chúng tôi sẽ trụi trần nhảy choi choi trên mặt cát Giãy giụa tơi bời trên mặt cát Như con cá rô rạch nước đón mưa rào Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho táo bạo Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng Chập chờn bay phía xa khơi... [...] Một hạt nhỏ thôi cát cũng dịu đi nhiều... Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong nhịp đập trái tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi...   [...] 1982 (Theo Tuyển thơ - Trần Đăng Khoa, NXB Văn học, Hà Nội, 2016)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) cảm nhận nỗi nhớ của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau: Nắng hè đỏ hoa gạo Nước sông Thương trôi nhanh Trên đường quê rảo bước Gió nam giỡn lá cành.   Bỗng tiếng chim tu hú Đưa từ vườn vải xa Quả bắt đầu chín lự Ngọt như nỗi nhớ nhà.   Cha già thêm tóc bạc Chống gậy bước lên đồi Thương một mùa vải đỏ Má hồng con đang tươi.   Có chàng qua dạm ngõ Bỗng khói lửa ngút trời Con đi đêm súng nổ Vải rụng bến sông trôi...   Rồi tiếng chim tu hú Vang suốt những mùa hè Con đi dài thương nhớ Mười năm chửa về quê.   Tu hú ơi tu hú Kêu hoài chi vườn xanh? Ta còn đi đi nữa Như dòng sông trôi nhanh   Nhắn với chim tu hú Cha già vui đợi mong Mười năm trong khói lửa Má con dù nhạt hồng Nhưng bao nhiêu em gái Đẹp lên mùa vải chín ven sông   (Tiếng chim tu hú, Anh thơ, Theo Thơ Bắc Giang thế kỉ XX, NXB Hội Nhà văn, 2002, tr.53) * Anh Thơ sinh tại thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; quê quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Cha bà là một nhà nho đậu tú tài và ra làm công chức cho Pháp nên phải thuyên chuyển nhiều nơi, Anh Thơ cũng phải đổi trường học từ Hải Dương sang Thái Bình rồi về lại Bắc Giang mà vẫn chưa qua bậc tiểu học. Ban đầu, bà lấy bút danh Hồng Anh, sau mới đổi thành Anh Thơ. Bài thơ nổi tiếng Tiếng chim tu hú được in lần đầu trong tập thơ Những cánh chim câu (1960). Từ đó đến nay, bài thơ xuất hiện nhiều lần trong các tuyển tập thơ khác nhau, chứng tỏ sức sống và vẻ đẹp bền lâu của nó.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn hình tượng đất nước được thể hiện trong đoạn thơ sau: […] đất nước có thể đó là một chú dế mèn gọi mùa thu về chập chờn ngoài cửa lớp là trái bồ kết để em gội tóc thơm hoài trong hơi thở buổi tự tình có thể là một sáng bình minh chú gà gáy chùng chình trong gió sớm đường đi học có cu cườm và bướm cũng bay theo ấm áp mặt trời lên đất nước là cây cỏ không tên những Vô Danh đối đầu cùng giông bão chân lấm tay bùn làm ra lúa gạo là đêm trăng bên cái giếng đầu làng em khua gầu làm vỡ ánh trăng tan năm ấy tôi mới vừa mười bày tuổi sáng đầu thu trước sân nhà rụng đầy hoa bưởi tôi đưa tay hứng lấy mối tình đầu. […] (Trích Định nghĩa về đất nước, Lê Minh Quốc, in trong Tôi vẽ mặt tôi, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1994) Chú thích: Nhà thơ Lê Minh Quốc sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, từng là bộ đội ở chiến trường K (1977 – 1982), nguyên Trưởng ban Văn hóa – Văn nghệ báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh (nhiệm kì 2020 - 2025). Anh là cây bút đa tài và sung sức của làng văn làng báo, đã xuất bản hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, biên khảo.