Danh sách câu hỏi
Có 3,232 câu hỏi trên 65 trang
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật bác Lê trong đoạn trích sau:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Thạch Lam, Trích Nhà mẹ Lê, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
Câu 2. (4,0 điểm)
Trong Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh có viết:
VỢ NGƯỜI BẠN TÙ ĐẾN NHÀ LAO THĂM CHỒNG
Anh ở trong song sắt,Em ở ngoài song sắt;Gần nhau chỉ tấc gang,Mà cách nhau trời vực;Miệng nói chẳng nên lời,Chỉ còn nhờ khoé mắt;Chưa nói, lệ tuôn tràn,Cảnh tình đáng thương thật!
(https://www.thivien.net)
BẠN TÙ THỔI SÁO
Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu,
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu;
Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi,
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.
(https://www.thivien.net)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh vẻ đẹp tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh được thể hiện trong 02 bài thơ trên.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Nguyễn Huỳnh, 26 tuổi, nghỉ việc thiết kế để tự kinh doanh. Huỳnh cùng bạn nhập tre từ Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng,… về TP. Hồ Chí Minh, vệ sinh qua nhiều bước để thay ly nhựa đựng cà phê cho khách. Mỗi ngày, quán nhỏ đón hàng trăm bạn trẻ, nhiều người phải chờ đến hôm sau. (https://thanhnien.vn)
Trong vai trò của một bạn trẻ đã dùng qua sản phẩm cà phê đựng trong ống tre, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, hình thức của một bức thư ngắn) gửi đến chủ quán thể hiện suy nghĩ của bản thân về cách ứng xử tích cực của người trẻ với môi trường tự nhiên.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong bài thơ Một khúc ca Xuân của Tố Hữu có viết:
[…]
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
[…]
(Trích Tuyển tập thơ Tố Hữu, NXB Hội nhà văn, 1999, tr.276)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá nội dung đoạn trích trong bài thơ Một khúc ca Xuân của Tố Hữu.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nghệ thuật kết hợp yếu tố phi hư cấu với trải nghiệm, thái độ của người viết hồi kí thể hiện trong văn bản sau:
Những cái biết của tôi về Nguyễn Tuân hồi ấy chỉ mang mảng thế.
Đem cái “duyên” đẹp đẽ mọi bề quàng cho Nguyễn Tuân có thể chưa kín nghĩa, mà cũng không hẳn đúng. Về văn và cả về đời. Có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ. Có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khụng khiêng, khệnh khạng. Triết lí và câu văn Nguyễn Tuân không giống vị hoài sơn trong thang thuốc bắc, ghé bổ một tí, lại vô thưởng vô phạt. Cái chơi của Nguyễn Tuân cũng thế. Với người này, không thể thiếu Nguyễn Tuân. Người kia thì không chịu đựng được. Ô hay, người ta ra người ta thì người ta phải là người ta đã chứ
Nhớ lại năm ấy, ở gian hàng quà chợ Đồng Xuân có bà nạ dòng khăn nhung áo cảnh phin nõn đeo chuỗi hạt cẩm thạch phơn phớt xanh – hàng bún thang ngon có tiếng. Chỉ một bát thang con bún lá, giọt cà cuống thơm một cách khó chịu mà lại không có không được, cũng có thể viết lên một cái gì. Nói bâng quơ, chẳng ra nhủ mình, chẳng ra cho người khác. Những cái ấy phải viết, viết. [...] Những năm về sau, Nguyễn Tuân vẫn làm việc cho viết, khoắc khoải sự viết, mà không viết bao nhiêu. Ở đây nữa, chính bởi hơi sức và trong tâm sự. Phải đến Nguyễn Tuân viết ra thì cũng một vùng phố xả ấy mới thành tên gọi, mới thành Phố Phái – hai chữ của Nguyễn Tuân sáng tạo đặt tên cho tranh Bùi Xuân Phái. Và trong cuộc chơi, ông cửa hàng trưởng Bôđêga, chủ nhà bàn, nhà bếp khách sạn Thống Nhất hay bác Chữ bản cháo gà gõ ống thổi làm phách hát ả đào giọng chèo ở ngã sáu dốc Hàng Kèn, hay khi lên chơi trên nhà ông Ba trên Nghĩa Đô thì dẫu cho Nguyễn Tuân chưa hề quen, cũng không phải là trùm trò, các chủ quán, chủ nhà đều trân trọng như ông ấy mới là chủ cuộc. Cái duyên ấy xưa rày vẫn như một.
[...] Dốc Cây Thị không còn cây thị, hàng quán chỉ rải rác có buổi. Ngồi đây, đầu phố Hàm Long nhìn sang sở Văn Tự, tưởng như lão Tàu Bay còn gánh phở buổi sớm. [...] Những biến thiên của con người phố xá, chắp nối lại mà chỉ có ngòi bút Nguyễn Tuân mới phát hiện cho người đọc thấy được những lăng cạnh gốc gác, như muôn vật trong trời đất, khác nhau mà lại dính líu với nhau. Những ngã năm, ngã tư, ngã bảy, người đi lại sinh ra đường cái và mọi sinh hoạt, làm ăn, đắp đổi, người hút thuốc lào thì có người bán đóm, phường chợ thì có người đóng đinh đế giày, ông bán hàng nước chè tươi, ông lão chữa giày dép với khách dừng chân.
(Trích: Tô Hoài, Cát bụi chân ai, NXB Hội Nhà văn, 2000, tr.7-10)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích điểm chung gặp gỡ giữa nhân vật người hoạ sĩ và nhân vật Lực trong các đoạn trích dưới đây.
Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao tôi đã không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ, tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, mà cũng thực tâm lắm chứ? [...]. Lúc ấy, mắt tôi đã rưng rưng khi nghe anh kể chuyện ở ngoài này, bà mẹ anh đang nhầm tưởng là anh đã hi sinh. Và buổi sáng hôm sau, lúc chia tay nhau, tôi lại còn hứa đi hứa lại, để cho anh trở về thật yên tâm, và tôi lại còn nhớ, tôi đã nắm tay nhiều lần không nỡ rời [...]. Không, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh! Tôi phải nhận ra rằng; chỉ sau một tuần lễ được các bạn bè sành sỏi nhất trong nghề đánh giá bức kí hoạ thật cao, tôi liền là quên cái người mẹ đang ôm ấp mối đau khổ vì ngộ nhận con trai đã hi sinh đang ở ngay trong thành phố, tôi liền đóng gói bức ki hoạ chung với những bức tranh đem đi dự triển lãm Việt Nam ở nước ngoài. Ý vào ngày giờ đi quả cấp bách, tôi cũng không kịp nghĩ đến việc hỏi thăm bà mẹ anh nữa!
(Trích: Bức tranh[1], in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.909-910)
Không màu mè, không giáo đầu, tôi kể lại vắn tắt nhưng hết sức thật thà, không hề gượng nhẹ một lời nào cho mình tại sao tôi đã giết một con người. Tại sao tôi đã giết Phi, người chiến sĩ liên lạc của tôi, và ít nhất là thêm một đồng chí của mình nữa ở cái góc thành đông nam. Giá lúc bấy giờ, trước đó chỉ mấy phút, người chiến sĩ khôn ngoan hơn, biết mím miệng đừng có góp lời bình luận về trận tập kích thất bại, hoặc bình luận sau lưng mà không nói ra trước mặt tôi như mọi người vẫn làm, hoặc giả định anh là một kẻ lính dốt nát chỉ biết tuân lệnh, ngoài ra chẳng biết gì, không nói trúng vào những điều tôi đang muốn giấu: trong khi chuẩn bị trận đánh, tôi chỉ có ra lệnh mà không kiểm tra, và nhát gan sợ chết trong một lúc trận đánh quá ác liệt, đã để cho xe tăng địch khống chế được cái bãi tha ma, khi mà chúng ồ ạt phản kích vào lúc nửa đêm. [...] Tôi nói ra hết những điều về mình: chỉ vì một cơn giận với người khác, lại một chút tư thù đầy nhỏ nhen với người lính mà tôi đã đưa người lính đi vào chỗ chết.
(Trích: Cỏ lau[2]', in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.708)
[1] Tóm tắt: Nhân vật “tôi” – người hoạ sĩ chiến trường – đã vẽ bức kí hoạ người chiến sĩ thầ tranh cho mình sau khi được anh dũng cảm cứu thoát trong chiến tranh và hứa khi về hậu phương sẽ mang bức vẽ đến cho mẹ người chiến sĩ để bà yên lòng về người con trai. Nhưng anh đã quên lời hứa. Đoạn trích trên là tâm trạng của anh khi tình cờ gặp lại người chiến sĩ giờ làm công việc của một người thợ cắt tóc.
[2] Tóm tắt: Ba năm trước, sau một trận tập kích giải vây thất bại, Phó Chính uỷ Lực nghe được lời nhận xét “khá trúng” của Phi – chiến sĩ liên lạc trẻ – với mọi người về mình nên anh đã tức giận yêu cầu Phi thực hiện một một mệnh lệnh không cần thiết giữa lúc giặc đang phản kích – lên mời chính uỷ trung đoàn xuống họp tại đơn vị. Phi hi sinh. Chiến tranh kết thúc, Lực đã tìm được hài cốt của Phi. Đoạn trích trên là hành động của Lực trong lễ an táng cho Phi, trước mặt người yêu Phi và đồng đội.
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích sau:
Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một?
Tết gia đình.
Tết dân tộc.
Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan.
Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tử giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô khảo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà. Lời chúc mừng tựu trung vẫn sắc thái tinh hoa của nền văn hoá dân tộc, phản chiếu những khát vọng hài hoà của con người về một đời sống no đủ, ấm áp và cao đẹp giữa các quan hệ gia đình, đồng bào, bè bạn, thầy trò.
Tết thoát khỏi cái xuất xứ từ làng quê cổ truyền ứng với thời gian nông nhàn, nhưng vẫn còn đầy đủ những nhân tố văn hoá truyền thống và trong sâu xa vẫn là điểm hội tụ sáng đẹp triết lí nhân sinh cao cả về sự chan hoà của con người với tự nhiên, vẫn là cái biểu trưng về một cuộc khởi hành mới, dẫu biết còn gian khó mà vẫn lạc quan, hi vọng.
Ba ngày Tết, gia đình ông Bằng gần như là một khối đơn nhất. Ngày mồng một, họ ở nhà đón khách. Ngày mồng hai, tất cả kéo về làng. Thuần phong mĩ tục hội tụ mọi người trong một cảm quan nhất quán “Mồng một thì ở nhà cha. Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy”, ngày mồng ba, ông Bằng, Đông, Luận đến thăm các thầy giáo cũ của mình.
Ông Bằng qua cơn xúc động bất thường đêm trừ tịch vốn tràn đầy nghị lực, đã trở lại thăng bằng, với bộ mặt tinh thần thật hào hứng, từ sớm mồng một Tết đón ông thợ mộc hàng xóm đến xông nhà, bà lang Chí và các cụ trong tổ hưu đến chúc Tết. Ông cũng đến chúc Tết họ, ở lại nhà bà lang Chí gần một giờ đồng hồ.
Và ngày mồng ba, ông già bảy nhằm tuổi khép nép như một chủ học trò nhỏ cùng bạn đồng khoa đến thăm ông thầy đã gần chín chục tuổi, cung kính chúc Tết thầy, xin thầy mấy chữ làm kỉ vật. Ba ngày Tết, Đông cũng tạm rời bàn tổ tôm, đóng vai ông con trưởng khả thành thục. Chị Hoài tham dự mọi hoạt động như một thành viên chính thức của gia đình. Phượng ngoan ngoãn hiền từ, hoà làm một với sinh hoạt của cả nhà.
(Trích: Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn[1], NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985, tr.86-87)
[1] Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, xuất bản năm 1985, lược tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Tác phẩm thể hiện sự quan sát và cảm nhận unh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình xoá bỏ hẳn mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và lựa chọn các giá trị. Chuyện xảy ra ngay trong chính gia đình ông Bằng, một gia đình được coi là nền nếp, luôn giữ gìn gia pháp và gia phong, nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài. Nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc. (Theo Ngữ văn 12, Ban Cơ bản, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.82). Cuốn tiểu thuyết gồm 20 chương, đoạn trích thuộc phần đầu của Chương 3.