Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
50479 lượt thi 34 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Thuỷ phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là
A. etyl axetat.
B. metyl axetat.
C. metyl propionat.
D. vinyl axetat.
Câu 2:
Hỗn hợp E gồm hai este mạch hở là X (C4H6O2) và Y (C4H6O4). Đun nóng E trong dung dịch NaOH, thu được 1 muối cacboxylat Z và hỗn hợp T gồm hai ancol. Phát biểu đúng là
A. Hỗn hợp T không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
B. X và Y đều có phản ứng tráng bạc.
C. Hai ancol trong T có cùng số nguyên tử cacbon.
D. X có đồng phân hình học.
Câu 3:
X có công thức phân tử C10H8O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol)
C10H8O4 + 2NaOH →to X1 + X2
X1 + 2HCl → X3 + 2NaCl
nX3 + nX2 →to poli(etylen-terephtalat) + 2nH2O
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X3.
B. Dung dịch X3 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng.
C. Dung dịch X2 hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức chất có màu xanh lam.
D. Số nguyên tử H trong X3 bằng 8.
Câu 4:
Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H12O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(a) X + 2NaOH →to Y + Z +T
(b) X + H2 →Ni,to E
(c) E + 2NaOH → 2Y + T
(d) Y + HCl →to NaCl + F
Khẳng định nào sau đây đúng?
A. T là etylen glicol.
B. Y là ancol etylic.
C. Z là anđehit axetic.
D. T có hai đồng phân.
Câu 5:
Cho chất X có công thức phân tử C4H6O2 và có các phản ứng như sau:
X + NaOH → muối Y + Z.
Z + AgNO3 + NH3 + H2O → muối T + Ag + ...
T + NaOH → Y + ...
Khẳng định nào sau đây sai?
A. Z không tác dụng với Na.
B. Không thể điều chế được X từ axit và ancol tương ứng.
C. Y có công thức CH3COONa.
D. Z là hợp chất không no, mạch hở.
Câu 6:
Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH ® X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4 ® X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 ® nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3 ® X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là
A. 202.
B. 174.
C. 198.
D. 216.
Câu 7:
Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
Chất X là
A. etyl fomat.
B. metyl acrylat.
C. vinyl axetat.
D. etyl axetat.
Câu 8:
Cho sơ đồ sau:
Công thức cấu tạo của M là
A. CH=CH2COOCH=CH2.
B. CH2=C(CH3)COOC2H5.
C. C6H5COOC2H5.
D. C2H3COOC3H7.
Câu 9:
Cho sơ đồ các phản ứng:
X + NaOH (dung dịch) →toY + Z (1)
Y + NaOH (rắn) →CaO,to T + P (2)
T →1500oC Q + H2 (3)
Q + H2O →to,xt Z (4)
Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là
A. HCOOCH=CH2 và HCHO.
B. CH3COOC2H5 và CH3CHO.
C. CH3COOCH=CH2 và HCHO.
D. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO.
Câu 10:
Cho sơ đồ phản ứng:
(1) X (C5H8O2) + NaOH → X1 (muối) + X2
(2) Y (C5H8O2) + NaOH → Y1 (muối) + Y2
Biết X1 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không. Tính chất hóa học nào giống nhau giữa X2 và Y2?
A. Bị khử bởi H2 (to, Ni).
B. Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 (to).
C. Bị oxi hóa bởi O2 (xúc tác) thành axit cacboxylic.
D. Tác dụng được với Na.
Câu 11:
Khi cho chất hữu cơ A (có công thức phân tử C6H10O5 và không có nhóm CH2) tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol A phản ứng. A và các sản phẩm B, D tham gia phản ứng theo phương trình hóa học sau:
A → B + H2O (1)
A + 2NaOH → 2D + H2O (2)
B + 2NaOH → 2D (3)
D + HCl → E + NaCl (4)
Tên gọi của E là
A. axit acrylic.
B. axit 2-hiđroxipropanoic.
C. axit 3-hiđroxipropanoic.
D. axit propionic.
Câu 12:
Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho)
(1) X + 2NaOH →to Y + Z + T
(2) Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O →t0C2H4NO4Na + 2Ag ↓ + 2NH4NO3
(3) Z + HCl → C3H6O3 + NaCl
(4) T + Br2 + H2O → C2H4O2 + 2W
Phân tử khối của X là
A. 172.
B. 156.
C. 220.
D. 190.
Câu 13:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng:
(1) X + NaOH → X1 + X2 + H2O; (2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4;
(3) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + nH2O; (4) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O.
Công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. CH3OOC[CH2]5COOH.
B. CH3OOC[CH2]4COOCH3.
C. CH3CH2OOC[CH2]4COOH.
D. HCOO[CH2]6OOCH.
Câu 14:
Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
B. Phân tử chất Z có 7 nguyên tử hiđro.
C. Chất Y không có phản ứng tráng bạc.
D. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4.
Câu 15:
Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH →to X1 + 2X2
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 →to,xt poli(etylen terephtalat) + 2nH2O
(d) X2 + CO → X
(e) X4 + 2X5 ⇄H+,to X6 + 2H2O
Cho biết, X là este có công thức phân tử C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 và X2 lần lượt là
A. 164 và 46.
B. 146 và 46.
C. 164 và 32.
D. 146 và 32.
Câu 16:
Cho sơ đồ sau (các phản ứng đều có điều kiện và xúc tác thích hợp):
C5H8O4 (X) + 2NaOH → 2X1 + X2
X2 + O2 →Cu,to X3
2X2 + Cu(OH)2 →Phức chất có màu xanh + 2H2O.
A. X là este đa chức, có khả năng làm mất màu nước brom.
B. X1 có phân tử khối là 68.
C. X2 là ancol 2 chức, có mạch C không phân nhánh.
D. X3 là hợp chất hữu cơ đa chức.
Câu 17:
Este X hai chức mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(1) X + NaOH dư →to X1 + X2 + X3
(2) X2 + H2 →Ni,to X3
(3) X1 + H2SO4 loãng →to Y + Na2SO4
A. X3 là ancol etylic.
B. X2 là anđehit axetic.
C. X1 là muối natri malonat.
D. Y là axit oxalic.
Câu 18:
Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch C6H8O4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được một công thức cấu tạo duy nhất. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2
B. Chất Z làm mất màu nước brom.
C. Chất T không có đồng phân hình học.
D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, ) theo tỉ lệ mol 1:3.
Câu 19:
Este X có công thức phân tử C7H8O4, tạo bởi axit hai chức và hai ancol đơn chức. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + 2H2 →Ni,to Y
(2) X + 2NaOH → Z + X1 + X2
Phát biểu sau đây sai?
A. X, Y đều có mạch không phân nhánh.
B. Z là natri malonat.
C. X1, X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng.
D. Y có công thức phân tử là C7H12O4.
Câu 20:
Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
X + 2NaOH →toX1 + X2 + X3
X1 + H2SO4 →toX4 (axit ađipic) + Na2SO4
X2 + CO →xt,toX5
X3 + X5 ⇄H+,toX6 (este có mùi chuối chín) + H2O
A. Phân tử khối của X5 là 60.
B. Phân tử khối của X là 230.
C. Phân tử khối của X6 là 130.
D. Phân tử khối của X3 là 74.
Câu 21:
Este X (C4H8O2) thỏa mãn các điều kiện sau:
X + H2O →H+,to Y1 + Y2
Y1 + O2 →xt,to Y
Phát biểu sau đây đúng?
A. X là metyl propionat.
B. Y1 là anđehit axetic.
C. Y2 là axit axetic.
D. Y1 là ancol metylic.
Câu 22:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau :
(1) C4H6O2 + NaOH →to X + Y
(2) X + AgNO3 + NH3 + H2O →to Z + Ag↓ + NH4NO3
(3) Y + NaOH →CaO,to CH4 + Na2CO3
A. C4H6O2 là vinyl axetat.
B. X là anđehit axetic.
C. Z là axit axetic.
D. Y là natri axetat.
Câu 23:
Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C9H8O4 thỏa mãn các phương trình hóa học sau:
(1) A + 3NaOH →to 2X + Y + H2O
(2) 2X + H2SO4 →to Na2SO4 + 2Z
(3) Z + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O →to T + 2Ag + 2NH4NO3
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Phân tử A có 4 liên kết π.
B. Sản phẩm của (1) có 1 muối duy nhất.
C. Phân tử Y có 7 nguyên tử cacbon.
D. Phân tử Y có 3 nguyên tử oxi.
Câu 24:
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
X + 3NaOH →to X1 + X2 + X3 + H2O
X1 + 2NaOH (rắn) →CaO,toCH4 + 2Na2CO3
X2 + HCl → Phenol + NaCl
X3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O →to CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag.
Công thức phân tử của X là
A. C11H12O5.
B. C10H12O4.
C. C10H8O4.
D. C11H10O4.
Câu 25:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Nhận định sai là
A. X có hai đồng phân cấu tạo.
B. Từ X1 có thể điều chế CH4 bằng một phản ứng.
C. X không phản ứng với H2 và không có phản ứng tráng gương.
D. Trong X chứa số nhóm –CH2– bằng số nhóm –CH3.
Câu 26:
Thực hiện hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho este X có công thức phân tử C5H8O4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được hai muối Y, Z (MY < MZ) và ancol T duy nhất
- Thí nghiệm 2: Thủy phân tinh bột thu được cacbonhiđrat X1. Lên men X1 thu được T
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Este X được tạo bởi các axit cacboxylic và ancol tương ứng.
B. Z là muối của axit axetic.
C. Axit cacboxylic tạo muối Y và hợp chất T có cùng khối lượng phân tử.
D. Este X không tham gia phản ứng tráng gương.
Câu 27:
Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.
B. Y có mạch cacbon phân nhánh.
C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Z không làm mất màu dung dịch brom.
Câu 28:
X là hợp chất hữu cơ đơn chức. Cho X tác dụng với NaOH thu được Y và Z. Biết Z không tác dụng được với Na và có sơ đồ chuyển hóa sau:
Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong X là
A. 48,65%.
B. 55,81%.
C. 40,00%.
D. 54,55%.
Câu 29:
Hợp chất X có công thức phân tử C6H8O6. X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3 và phản ứng với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ mol 1 : 6. X không phản ứng với NaHCO3. Có các kết luận sau:
(1) X có chứa liên kết ba đầu mạch.
(2) X có chứa nhóm chức axit cacboxylic.
(3) X có chứa nhóm chức este.
(4) X là hợp chất đa chức.
Số kết luận đúng về X là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 30:
Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 : 3.
B. Chất Z làm mất màu nước brom.
C. Chất T không có đồng phân hình học.
D. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
Câu 31:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H6O4. X tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2, tạo ra muối của axit no Y và ancol Z. Dẫn Z qua CuO nung nóng thu được anđehit T có phản ứng tráng bạc, tạo ra Ag theo tỉ lệ mol 1 : 4. Biết Y không có đồng phân nào khác. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ancol Z không no có 1 liên kết C=C.
B. Axit Y có tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Ancol Z không hoà tan Cu(OH)2 để tạo dung dịch màu xanh.
D. Anđehit T là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng.
Câu 32:
Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng.
Từ chất X thực hiện chuyển hoá sau:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất X và Y đều tan vô hạn trong nước.
B. Chất Z tác dụng được với kim loại Na và dung dịch NaOH đun nóng.
C. Chất Y và Z hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
D. Chất T tác dụng với NaOH (dư) trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2.
Câu 33:
Chất X là một loại thuốc cảm có công thức phân tử C9H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được 1 mol chất Y, 1 mol chất Z và 2 mol H2O. Nung Y với hỗn hợp CaO/NaOH thu được parafin đơn giản nhất. Chất Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được hợp chất hữu cơ tạp chức T không có khả năng tráng gương. Có các phát biểu sau:
(a) Chất X phản ứng với NaOH (t°) theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(b) Chất Y có tính axit mạnh hơn H2CO3.
(c) Chất Z có công thức phân tử C7H4O4Na2.
(d) Chất T không tác dụng với CH3COOH nhưng có phản ứng với CH3OH (H2SO4 đặc, to).
Số phát biểu đúng là
Câu 34:
Nhận xét nào về các chất X,Y và T trong sơ đồ trên là đúng ?
A. Chất X không tan trong H2O.
B. Nhiệt độ sôi của T nhỏ hơn nhiệt độ sôi của X.
C. Chất Y phản ứng được với KHCO3 tạo khí CO2
D. Chất T phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường
6 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com