Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
22896 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Số nuclon có trong hạt nhân A79197u là:
A. 197
B. 276
C. 118
D. 79
Câu 2:
Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là gì?
A. ω=2πT; ω=2πf
B. ω=2πT; ω=2πf
C. ω=2πT; ω=f2π
D. ω=2πT; ω=2πf
Câu 3:
Nhận định nào sau đây không đúng nói về suất điện động?
A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
B. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược chiều điện trường và độ lớn điện tích dịch chuyển.
C. Đơn vị của suất điện động là Jun.
D. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở.
Câu 4:
Tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, cửa hàng, bệnh viện,… thì việc tự động đóng mở cửa, bật tắt đèn, vòi nước. Thực hiện bằng cách dùng
A. tia laze
B. tia X
C. tia tử ngoại
D. tia hồng ngoại
Câu 5:
Trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng?
A. Chiếu xiên góc chùm ánh sáng đơn sắc từ không khí vào nước.
B. Chiếu vuông góc chùm ánh sáng trắng từ không khí vào nước.
C. Chiếu vuông góc chùm ánh sáng đơn sắc từ không khí vào nước.
D. Chiếu xiên góc chùm ánh sáng trắng từ không khí vào nước.
Câu 6:
Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Định hướng cao
B. Kết hợp cao
C. Cường độ lớn
D. Công suất lớn
Câu 7:
Một con lắc lò xo có tần số dao động riêng f0. Khi tác dụng vào nó một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn có tần số f thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Hệ thức nào sau đây đúng?
A. f=f0
B. f=4f0
C. f=0,5f0
D. f=2f0
Câu 8:
Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn
A. Tác dụng vào cùng một vật.
B. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. Không bằng nhau về độ lớn.
D. Bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 9:
Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?
A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.
B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).
C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.
D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q=λ.m trong đó λ à nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật.
Câu 10:
Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng?
A. Hiện tượng quang – phát quang.
B. Hiện tượng quang điện ngoài.
C. Hiện tượng quang điện trong.
D. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
Câu 11:
Tia X được phát ra khi:
A. Chùm ánh sáng có năng lượng lớn đập vào vật rắn.
B. Chùm electron có động năng nhỏ đập vào vật rắn.
C. Chùm ánh sáng có năng lượng nhỏ đập vào vật rắn.
D. Chùm electron có động năng lớn đập vào vật rắn.
Câu 12:
Đặt vào hai đầu điện trở một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số f thay đổi được. Khi f=f0 và f=2f0 thì công suất tiêu thụ của điện trở tương ứng là P1 và P2. Hệ thức nào sau đây đúng?
A. P2=0,5P1
B. P2=2P1
C. P2=P1
D. P2=4P1
Câu 13:
Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo dừng K của electron trong nguyên tử hidro là r0. Khi electron chuyển động trên quỹ đạo O thì bán kính là:
A. 25r0
B. 16r0
C. 5r0
D. 4r0
Câu 14:
Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số góc 104 rad/s. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện là 1 nC. Khi cường độ dòng điện trong mạch có giá trị 6 μA thì điện tích của một bản tụ điện có độ lớn bằng
A. 8.10−10C
B. 4.10−10C
C. 2.10−10C
D. 6.10−10C
Câu 15:
Một vật chuyển động có khối lượng m, có động năng Wd và động lượng p. Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?
A. Wd=p22m
B. Wd=p2m
C. Wd=2mp
D. Wd=2mp2
Câu 16:
Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau 2 cm trong không khí, lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là 6,75.10−3 N. Biết q1+q2=4.10−8 C và q2>q1. Lấy k=9.109N.m2/C2. Giá trị của q2 là:
A. 3,6.10−8C
B. 3,2.10−8C
C. 2,4.10−8C
D. 3,0.10−8C
Câu 17:
Một ống Cu-lit-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các electron khi bứt ra khỏi catôt. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anôt là 10 kV thì tốc độ của electron khi đập vào anốt là v1. Khi hiệu điện thế giữa anốt và catốt là 15 kV thì tốc độ của electron đập vào anôt là v2. Lấy me=9,1.10−31 kg và e=1,6.10−19 C. Hiệu v2−v1 có giá trị là:
A. 1,33.107m/s
B. 2,66.107m/s
C. 4,2.105m/s
D. 8,4.104m/s
Câu 18:
Một động cơ điện xoay chiều tiêu thụ công suất 1,5 kW và có hiệu suất 80%. Trong 30 phút, động cơ sinh ra công cơ học là
A. 2,70.106J
B. 3,6.104J
C. 2,16.106J
D. 4,50.104J
Câu 19:
Một lượng khí lí tưởng xác định biến đổi theo chu trình như hình vẽ bên. Nếu chuyển đồ thị trên sang hệ trục tọa độ (p, V) thì hình nào mô tả tương đương với hình bên?
A. Hình III
B. Hình II
C. Hình IV
D. Hình I
Câu 20:
Một bể nước có thành cao 80 cm và đáy phẳng dài 120 cm và độ cao mực nước trong bể là 60 cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 30° so với phương ngang. Độ dài bóng đèn tạo thành trên đáy bể là
A. 11,5 cm
B. 34,6 cm
C. 51,3 cm
D. 85,9 cm
Câu 21:
Cho mạch điện như hình bên. Biết ξ=12; r=1Ω; R1=3Ω; R2=R3=4Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tiêu thụ điện của R1 là:
A. 4,5 W
B. 12,0 W
C. 9,0 W
D. 6,0 W
Câu 22:
Sóng truyền trên một sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng gọi là
A. sóng chạy.
B. sóng ngang.
C. sóng dọc.
D. sóng dừng.
Câu 23:
Trong giờ thực hành một học sinh dùng vôn kế lí tưởng đo điện áp 2 đầu R và tụ C của một đoạn mạch R, C nối tiếp. Kết quả đo được là: UR=14±1,0 V; UC=48±1,0 V. Điện áp hai đầu đoạn mạch là:
A. U=50±2,0 V
B. U=50±1,0 V
C. U=50±1,2 V
D. U=50±1,4 V
Câu 24:
Hai bạn Châu và Quý đứng cách nhau 32m cùng nghe được âm có một nguồn âm O phát ra có mức cường độ âm 50dB. Biết rằng Châu cách nguồn O một khoảng 22,62m. Châu đi về phía Quý đến khi khoảng cách hai người giảm một nửa thì người Châu nghe được âm có mức cường độ âm xấp xỉ bằng:
A. 56,80dB
B. 53,01dB
C. 56,02dB
D. 56,10dB
Câu 25:
Đặt vào hai đầu đoạn chứa biến trở R một nguồn điện ξ=20 V và điện trở trong r. Thay đổi giá trị của biến trở thì thấy đồ thị công suất tiêu thụ trên toàn mạch có dạng như hình vẽ. Công suất tiêu thụ cực đại trên mạch là:
A. 10 W
B. 20 W
C. 30 W
D. 40 W
Câu 26:
Một chất phát quang được kích thích bằng bức xạ tử ngoại có bước sóng 0,26 μm thì phát ra ánh sáng màu lục có bước sóng 0,52 μm. Tỉ số giữa số photon ánh sáng phát quang và số photon ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là 18. Tỉ số giữa công suất của chùm bức xạ kích thích và công suất của chùm sáng phát quang là:
A. 16
B. 116
C. 14
D. 4
Câu 27:
Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính R=6cm, tại chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện. Dòng điện chạy trên dây có cường độ 4 A và chiều được minh họa bằng mũi tên như hình bên. Cảm ứng từ tại tâm vòng tròn do dòng điện gây ra có độ lớn là:
A. 7,3.10−5T
B. 6,6.10−5T
C. 5,5.10−5T
D. 2,86.10−5T
Câu 28:
Trong thí nghiệm Y âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 1,5mm. khi chiếu vào hai khe chùm bức xạ có bước sóng γ=400nm thì hai vân sáng bậc 3 cách nhau 1,92mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là:
A. 1,2 m
B. 2,4 m
C. 1,8 m
D. 3,6 m
Câu 29:
Hai điểm M và N nằm trên trục Ox và ở cùng một phía so với O. Một sóng cơ hình sin truyền trên trục Ox theo chiều từ M đến N với bước sóng λ. Biết MN=λ/2 và phương trình dao động của phần tử tại M là uM=5cos10πt cm (t tính bằng s). Tốc độ của phần tử tại N ở thời điểm t=1/3s là:
A. 25π3cm/s
B. 50π3cm/s
C. 25πcm/s
D. 50πcm/s
Câu 30:
Tổng hợp H24e từ phản ứng nhiệt hạch H12+L36i→H24e+H24e. Mỗi phản ứng tỏa năng lượng 22,4 MeV. Cho số Avô-ga-drô NA=6,02.1023mol−1. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 0,25 mol H24e là:
A. 3,37.1024 MeV
B. 1,69.1024 MeV
C. 1,35.1025 MeV
D. 6,74.1024 MeV
Câu 31:
Một ánh sáng đơn sắc khi truyền từ thủy tinh vào nước thì bước sóng thay đổi 50nm. Biết chiết suất của thủy tinh, nước đối với ánh sáng này lần lượt là 1,5 và 43. Bước sóng của ánh sáng này trong nước là:
A. 700nm
B. 750nm
C. 400nm
D. 450nm
Câu 32:
Một sợi dây đàn hồi căng ngang với đầu A cố định đang có sóng dừng. M và N là hai phân tử dao động điều hòa có vị trí cân bằng cách đầu A những đoạn lần lượt là 16 cm và 27 cm. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng 24 cm. Tỉ số giữa biên độ dao động của M và biên độ dao động của N là:
A. 63
B. 32
C. 33
D. 62
Câu 33:
Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm xác định bước sóng của chùm tia laze. Khoảng cách giữa hai khe là 0,15mm và khoảng cách từ hai khe đến màn là 80cm. Vị trí các vân sáng, vân tối được đánh dấu trên tờ giấy trắng như hình vẽ. Dùng thước cặp đo được khoảng cách L=14mm. Bước sóng ánh sáng trong thí nghiệm là:
A. 656nm
B. 525nm
C. 747nm
D. 571nm
Câu 34:
Đồ thị vận tốc của một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox được biểu diễn trên hình vẽ. Gia tốc của chất điểm trong những khoảng thời gian 0 đến 5s; 5s đến 15s; >15s lần lượt là:
A. −6m/s2; −1,2m/s2; 6m/s2
B. 0m/s2; 1,2m/s2; 0m/s2
C. 0m/s2; −1,2m/s2; 0m/s2
D. 6m/s2; 1,2m/s2; 6m/s2
Câu 35:
Đặt điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R=203 Ω và đoạn mạch X thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch sớm pha π6 so với điện áp tức thời hai đầu mạch. Đoạn mạch X chỉ chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L hoặc tụ điện có điện dung C. Giá trị của mạch X là:
A. L=15πH
B. L=35πH
C. C=16000πF
D. C=12000πF
Câu 36:
Áp dụng phương pháp C14 để xác định tuổi của một tượng cổ bằng gỗ. Người ta xác định 75% số hạt nhân C14 trong gỗ đã bị phân rã so với khi mới cây mới chết. Chu kì bán rã của C14 là 5730 năm. Tuổi của tượng cổ là:
A. 22920 năm
B. 11460 năm
C. 7640 năm
D. 2378 năm
Câu 37:
Hai vật M1 và M2 dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x1 của M1 và vận tốc v2 của M2 theo thời gian t. Hai dao động của M1 và M2 lệch pha nhau:
A. π/3
B. π/6
C. 5π/6
D. 2π/3
Câu 38:
Đặt điện áp u=U2cos50πt V vào đoạn mạch AB như hình vẽ; điện trở R=80Ω, tụ điện có điện dung C thay đổi được và cuộn dây không thuần cảm. Điều chỉnh C=14800πF thì điện áp hiệu dụng hai đầu MB có giá trị nhỏ nhất là 72 V. Nối tắt tụ điện thì công suất tiêu thụ của mạch là 184,32 W. Giá trị I gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 155 V
B. 300 V
C. 210 V
D. 185 V
Câu 39:
Mức năng lượng của nguyên tử hidro có biểu thức: En=−13,6n2 eV (n=1, 2, 3). Kích thích nguyên tử hidro từ quỹ đạo dừng m lên quỹ đạo dừng n bằng photon có năng lượng 2,856 eV, thấy bán kính quỹ đạo dừng tăng lên 6,25 lần. Bước sóng nhỏ nhất của bức xạ mà nguyên tử hidro có thể phát ra là bao nhiêu? Biết hằng số Plăng h=6,625.10−34J.s; tốc độ ánh sáng c=3.108m/s; điện tích nguyên tố e=1,6.10−19C
A. 4,06.10−6m
B. 9,51.10−8m
C. 4,87.10−7m
D. 1,22.10−7m
Câu 40:
Một vật trượt không ma sát trên một rãnh phía dưới uốn lại thành vòng tròn có bán kính R (như hình vẽ), từ độ cao h so với mặt phẳng nằm ngang và không có vận tốc ban đầu. Vật không rời khỏi quỹ đạo tại điểm cao nhất của vòng tròn khi độ cao h ít nhất phải bằng
A. 2R/5
B. 2R
C. 5R/2
D. R/2
4579 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com