Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
22924 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và cuộn cảm thuần thì cảm kháng của cuộn cảm là ZL. Hệ số công suất của đoạn mạch là
A. RR2−ZL2
B. R2−ZL2R
C. RR2−ZL2
D. R2−ZL2R
Câu 2:
Có hai lực đồng quy F1→ và F2→. Gọi α là góc hợp bởi F1→ và F2→ và F→=F1→+F2→. Nếu F=F12+F22 thì
A. α=0°
B. α=90°
C. α=180°
D. 0°<α<90°
Câu 3:
Một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kì dao động riêng của con lắc này là
A. 2πlg
B. 12πlg
C. 12πgl
D. 2πgl
Câu 4:
Hình nào dưới đây biểu diễn sai đường đi của tia sáng qua thấu kính?
A. Hình 3
B. Hình 2
C. Hình 4
D. Hình 1
Câu 5:
Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường
A. rắn, lỏng và chân không
B. Rắn, lỏng và khí
C. rắn, khí và chân không
D. Lỏng, khí và chân không
Câu 6:
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm kháng của cuộn cảm là ZL, dung kháng của tụ điện là XC. Nếu ZL=ZC thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
A. lệch pha 90° so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.
B. trễ pha 30° so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.
C. sớm pha 60° so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.
D. cùng pha so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.
Câu 7:
Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số góc riêng của mạch dao động này là
A. 1LC
B. LC
C. 12πLC
D. 2πLC
Câu 8:
Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ánh sáng đơn sắc không bị thay đổi bước sóng khi truyền từ không khí vào lăng kính thủy tinh.
B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
C. Ánh sáng đơn sắc bị đổi màu khi truyền qua lăng kính.
D. Ánh sáng đơn sắc bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
Câu 9:
Chiếu một chùm tia sáng hẹp, song song từ môi trường có chiết suất n tới mặt phân cách với không khí, khi góc tới bằng 30° thì góc khúc xạ bằng 45°. Nếu tăng góc tới bằng 60° thì
A. tia khúc xạ hợp với mặt phân cách một góc 30°
B. góc khúc xạ bằng 90°
C. tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ
D. không có tia khúc xạ
Câu 10:
Giới hạn quang điện của động là 0,30μm. Trong chân không, chiếu ánh sáng đơn sắc vào một tấm đồng. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng
A. 0,32μm
B. 0,36μm
C. 0,41μm
D. 0,25μm
Câu 11:
Urani 238 sau một loạt phóng xạ và biến thành chì (Pb). Phương trình của phản ứng là: U92238→P82206b+xH24e+yβ−−10. Giá trị của y bằng
A. y = 4
B. y =5
C. y =6
D. y =8
Câu 12:
Ứng dụng nào sau đây là của tia Katot?
A. Đèn hình tivi
B. Dây mai-xo trong ấm điện
C. Hàn điện
D. Buzi đánh lửa
Câu 13:
Hai điện tích thử q1, q2 (q1=2q2) theo thứ tự đặt vào 2 điểm A và B trong điện trường. Độ lớn lực điện trường tác dụng lên q1 và q2 lần lượt là F1 và F2 (với F1=5F2). Độ lớn cường độ điện trường tại A và B là E1 và E2. Khi đó ta có
A. E2=0,2E1
B. E2=2E1
C. E2=2,5E1
D. E2=0,4E1
Câu 14:
Công thức không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng là
A. pTV=hằng số
B. pVT=hằng số
C. p1V1T1=p2V2T2
D. pV~T
Câu 15:
Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 60° trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là
A. 5J
B. 53/2J
C. 52J
D. 7,5J
Câu 16:
Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10km. Việc xác định vị trí ô tô như trên còn thiếu yêu tố gì?
A. Vật làm mốc
B. Mốc thời gian
C. Thước đo và đồng hồ
D. Chiều dương trên đường đi
Câu 17:
Một con lắc đơn chiều dài l đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự do g. Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang hoạt động. Biểu thức 1LC có cùng đơn vị với biểu thức
A. lg
B. gl
C. lg
D. 1lg
Câu 18:
Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thỏa mãn điều kiện
A. tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và không bị nước dính ướt
B. tiết diện nhỏ, hở một đầu và không bị nước dính ướt
C. tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu
D. tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và bị nước dính ướt
Câu 19:
Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5A thì có cảm ứng từ 0,4μT. Nếu cường độ dòng diện trong dây dẫn tăng thêm 10A thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là
A. 0,8μT
B. 1,2μT
C. 0,2μT
D. 1,6μT
Câu 20:
Khi từ thông qua một khung dây dẫn có biểu thức ϕ=ϕ0cos(ωt+π2) thì trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng có biểu thức e=E0cos(ωt+φ). Biết ϕ0, E0 và ω là các hằng số dương. Giá trị của φ là
A. −π2 rad
B. 0 rad
C. π2 rad
D. π rad
Câu 21:
Một mạch dao động điện từ LC đang có dao động điện từ tự do. Khi cường độ dòng điện trong mạch là 2A thì điện tích của một bản tụ là q, khi cường độ dòng điện trong mạch là 1A thì điện tích của một bản tụ là 2q. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là
A. 5A
B. 25A
C. 23A
D. 6A
Câu 22:
Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc V0→ từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức
A. v=v0+gt
B. v=v02+g2t2
C. v=v0+gt
D. v=gt
Câu 23:
Hai bóng đèn có điện trở 5Ω mắc song song và nối vào một nguồn có điện trở trong 1Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là 12/7A. Khi tháo một đèn ra thì cường độ dòng điện trong mạch là
A. 6/5A
B. 1A
C. 5/6A
D. 0A
Câu 24:
Một chiếc xà lan chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 3 giờ; AB cách nhau 36km. Nước chảy với vận tốc có độ lớn 4km/h. Vận tốc tương đối của xà lan đối với nước có độ lớn
A. 32km/h
B. 16km/h
C. 12km/h
D. 8km/h
Câu 25:
Cho đồ thị của áp suất theo nhiệt độ của hai khối khí A và B có thể tích không đổi như hình vẽ. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Hai đường biểu diễn đều cắt trục hoành tại điểm −273°C
B. Khi t=0°C, áp suất của khối khí A lớn hơn áp suất của khối khí B
C. Áp suất của khối khí A luôn lớn hơn áp suất của khối khí B tại mọi nhiệt độ
D. Khi tăng nhiệt độ, áp suất của khối khí B tăng nhanh hơn áp suất của khối khí A
Câu 26:
Một quả cầu nhỏ có khối lượng m=50g mang điện tích q≈10-7 C được treo bởi sợi dây mảnh trong điện trường đều nằm ngang. Khi quả cầu cân bằng, dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 30°. Cường độ điện trường bằng
A. 2,9.106V/m
B. 8,9.107V/m
C. 1,73.107V/m
D. 2,5.107V/m
Câu 27:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Trên màn quan sát, hai điểm M và N đối xứng qua vân trung tâm có hai vân sáng bậc 4. Dịch màn ra xa hai khe thêm một đoạn 50cm theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe. So với lúc chưa dịch chuyển màn, số vân sáng trên đoạn MN lúc này giảm đi
A. 6 vân
B. 7 vân
C. 2 vân
D. 4 vân
Câu 28:
Một vận nhỏ có khối lượng 500g dao động điều hòa trên trục Ox, đồ thị động năng và thế năng của vật theo thời gian như hình vẽ biên độ dao động của vật là
A. 1cm
B. 2cm
C. 4cm
D. 8cm
Câu 29:
Con lắc lò xo treo thẳng đứng, gồm lo xo độ cứng k=100 (N/m) và vật nặng khối lượng m=100 (g). Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới làm lò xo giãn 3 (cm), rồi truyền cho nó vận tốc 20π3 (cm/s) hướng lên. Lấy π2=10; g=10 m/s2. Trong khoảng thời gian 14 chu kì quãng đường vật đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 4,00 cm
B. 5,46 cm
C. 8,00 cm
D. 2,54 cm
Câu 30:
Hai điểm A và B nằm trên trục chính và ở cùng bên quang tâm O của một thấu kính. Vật sáng đặt ở A cho ảnh cùng chiều và bằng 0,5 vật. Nếu vật đặt ở B thì cho ảnh cùng chiều và cao bằng 0,25 vật. Hỏi vật đặt tại trung điểm của đoạn AB thì sẽ cho ảnh có hệ số phóng đại là
A. k = 1/3
B. k = 3
C. k = -3
D. k = -1/3
Câu 31:
Rađi R88226a là nguyên tố phóng xạ α. Một hạt nhân R88226a đang đứng yên phóng ra hạt α và biến đổi thành hạt nhân con X. Biết động năng của hạt α là 4,8MeV. Lấy khối lượng hạt nhân (tính theo đơn vị u) bằng số khối của nó. Giả sử phóng xạ này không kèm theo bức xạ gamma. Năng lượng tỏa ra trong phân rã này là
A. 269 MeV
B. 271 MeV
C. 4,72 MeV
D. 4,89 MeV
Câu 32:
Một máy biến áp lí tưởng có hai cuộn dây D1 và D2. Khi mắc hai đầu cuộn D1 vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn D2 để hở có giá trị là 8V. Khi mắc hai đầu cuộn D2 vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn D1 để hở có giá trị là 2V. Giá trị U bằng
A. 8V
B. 16V
C. 6V
D. 4V
Câu 33:
Xét nguyên tử hidro theo mẫu nguyên tử Bo, khi êlectron trong nguyên tử chuyển động tròn đều trên quỹ đạo dừng M thì có tốc độ v (m/s). Biết bán kính Bo là r0. Nếu êlectron chuyển động trên một quỹ đạo dừng với thời gian chuyể động hết một vòng là 144πr0v (s) thì êlectron này đang chuyển động trên quỹ đạo
A. P
B. N
C. M
D. O
Câu 34:
Một nguồn âm điểm đặt tại O phát âm đẳng hướng với công suất không đổi trong một môi trường không hấp thụ và phản xạ âm. Hai điểm M và N cách O lần lượt là r và r – 50 (m) có cường độ âm tương ứng là I và 4I. Giá trị của r bằng:
A. 60m
B. 66m
C. 100m
D. 142m
Câu 35:
Một vật đang chuyển động với vận tốc ban đầu v0=8m/s thì lên dốc cao 0,8m rồi tiếp tục chạy trên mặt phẳng ngang như hình vẽ, mặt phẳng ngang có hệ số ma sát là 0,6. Lấy g=10m/s2, hỏi nó chuyển động được bao xa trên mặt phẳng ngang thì dừng, coi chiều dài dốc không đáng kể so với quãng đường nó chuyển động được ở mặt phẳng ngang
A. 2m
B. 4m
C. 6m
D. 8m
Câu 36:
Một học sinh làm thí nghiệm để đo điện dung của tụ điện. Học sinh này mắc nối tiếp biến trở R với tụ điện C thành mạch điện AB, trong đó. Đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều u=102cos100πt (V) rồi tiến hành thay đổi biến trở thu được kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị như hình vẽ. Với UC là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện. Giá trị của điện dung C là
A. 168μF
B. 110μF
C. 170μF
D. 106μF
Câu 37:
Đặt điện áp u=U0cos2πTt V vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AN và NB mắc nối tiếp. Đoạn AN gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C và đoạn NB là cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Khi thay đổi giá trị biến trở R thì điện áp hiệu dụng hai đầu AN không thay đổi. Nếu mắc cuộn cảm và tụ điện trên thành mạch dao động điện trở từ tự do thì chu kì dao động riêng của mạch bằng
A. T2
B. T2
C. T2
D. 2T
Câu 38:
Hai máy phát điện xoay chiều một pha A và B (có phần cảm là roto) đang hoạt động ổn định, phát ra hai suất điện động có cùng tần số 60Hz. Biết phần cảm của máy A nhiều hơn phần cảm của máy B 2 cặp cực (2 cực bắc, 2 cực nam) và trong 1 giờ số vòng quay của roto hai máy chênh lệch nhau 18000 vòng. Số cặp cực của máy A và máy B lần lượt là
A. 4 và 2
B. 5 và 3
C. 6 và 4
D. 8 và 6
Câu 39:
Một nguồn sáng điểm A thuộc trục chính của một thấu kính mỏng, cách quang tâm của thấu kính 18cm, qua thấu kính cho ảnh A'. Chọn trục tọa độ Ox và O'x' vuông góc với trục chính của thấu kính, có cùng chiều dương, gốc O và O' thuộc trục chính. Biết Ox đi qua A và O'x' đi qua A'. Khi A dao động trên trục Ox với phương trình x=4cos(5πt+π) (cm) thì A' dao động trên trục O'x' với phương trình x'=2cos(5πt+π) (cm). Tiêu cự của thấu kính là
A. -9cm
B. 18cm
C. -18cm
D. 9cm
Câu 40:
Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài với bước sóng 12cm. M, N, P là ba điểm liên tiếp trên sợi dây tính từ nguồn sóng. Vị trí cân bằng của N cách đều vị trí cân bằng của M và P là 4cm. Tại thời điểm t, li độ của M, N, P lần lượt thỏa mãn uM=3cm và uN−uP=0. Khoảng cách xa nhất giữa N và P trong quá trình sóng truyền xấp xỉ là
A. 5,2 cm
B. 6,6 cm
C. 4,8 cm
D. 7,2 cm
4585 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com