Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
16559 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi,... Công thức của natri cacbonat là
A. NaNO3
B. NaHCO3
C. NaCl
D. Na2CO3
Câu 2:
Crom(VI) oxit là chất rắn, màu đỏ thẫm, tác dụng với nước tạo thành hai axit. Công thức của crom(VI) oxit là
A. CrO3
B. Cr2O3
C. Cr(OH)3
D. Cr(OH)2.
Câu 3:
Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?
A. Al
B. Mg
C. Cu
D. Fe.
Câu 4:
Kim loại nào sau đây dùng làm đồ trang sức và bảo vệ sức khỏe?
A. Ag
B. Au
C. Fe
D. Cu.
Câu 5:
Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là
A. polietilen
B. polistiren
C. poli(metyl metacrylat).
D. poli(vinyl clorua).
Câu 6:
Oxit nào sau đây không bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?
A. Al2O3
B. Fe2O3
C. ZnO
D. FeO
Câu 7:
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là OH-+HCO3-→CO32-+H2O ?
A. NaOH + Ba(HCO3)2
B. Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2.
C. Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2
D. NaHCO3 + NaOH
Câu 8:
Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic đơn chức X và hai este Y, Z, đều mạch hở (trong đó, X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 1,2 mol oxi, thu được CO2 và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 7,72 gam E tác dụng vừa đủ với 130 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch hỗn hợp muối và ancol đơn chức. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
A. 61,14%.
B. 33,33%.
C. 44,44%.
D. 16,67%.
Câu 9:
Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. H2
B. O3
C. N2
D. CO
Câu 10:
Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng 0,01 mm và dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá?
B. Fe
D. Al
Câu 11:
Trilinolein là chất béo không no, ở trạng thái lỏng. Công thức của trilinolein là
A. (C15H31COO)3C3H5
B. (C17H35COO)3C3H5
C. (C17H31COO)3C3H5.
D. (C17H33COO)3C3H5
Câu 12:
Kim loại nào sau đây có số oxi hóa +1 duy nhất trong hợp chất?
A. K
B. Al
C. Fe.
D. Ca
Câu 13:
Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Saccarozơ
B. Xenlulozơ
C. Tinh bột
D. Glucozơ
Câu 14:
Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4.X2(SO4)3.24H2O. Kim loại X là
A. Mg
D. Cr
Câu 15:
Cho các phát biểu sau:
(a) Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.
(b) Nối thanh kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ.
(c) Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá.
(d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 16:
Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. C2H5OH
B. NaCl
C. CH3NH2
D. CH2=C(CH3)COOCH3
Câu 17:
Cho 7,8 gam kali tác dụng với 1 lít dung dịch HCl 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 14,9
B. 5,85
C. 7,45
D. 13,05
Câu 18:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3.
(b) Nung FeS2 trong không khí.
(c) Dẫn khí CO (dư) qua bột MgO nóng.
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
(h) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A. 5
B. 4
C. 2
Câu 19:
Hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức. Cho 1,52 gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Tổng số mol hai amin và nồng độ mol/l của dung dịch HCl là
A. 0,04 mol và 0,3M
B. 0,02 mol và 0,1M
C. 0,06 mol và 0,3M
D. 0,04 mol và 0,2M.
Câu 20:
Chỉ ra thao tác sai khi sử dụng đèn cồn (được mô tả như hình vẽ) trong phòng thí nghiệm:
A. Rót cồn vào đèn đến gần ngấn cổ thì dừng lại, không rót quá đầy
B. Tắt đèn cồn bằng cách dùng miệng thổi
C. Tắt đèn cồn bằng cách dùng nắp đậy lại
D. Châm lửa đèn cồn bằng băng giấy dài
Câu 21:
X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Y là chất rắn ở dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. fructozơ và xenlulozơ
B. glucozơ và tinh bột.
C. glucozơ và xenlulozơ
D. fructozơ và tinh bột.
Câu 22:
(a) Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
(b) Dùng Mg để chế tạo các hợp kim nhẹ và bền như Đuyra,…
(c) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn, thu được dung dịch chứa NaOH.
(d) Làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng bằng phương pháp hóa học hoặc phương pháp trao đổi ion.
(e) Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 23:
Người ta dùng glucozơ để tráng ruột phích. Trung bình cần dùng 0,75 gam glucozơ cho một ruột phích. Tính khối lượng Ag có trong ruột phích biết hiệu suất phản ứng là 80%.
A. 0,72
B. 0,9.
C. 0,45.
D. 0,36.
Câu 24:
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CrCl2, CrCl3, FeSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 4
B. 2.
D. 1.
Câu 25:
Dung dịch X chứa a mol AlCl3 và 2a mol HCl. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X ta có đồ thị sau:
Giá trị của x là
A. 0,756
B. 0,684
C. 0,624
D. 0,748
Câu 26:
Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M vào 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 39,40
B. 29,55
C. 35,46
D. 19,70.
Câu 27:
Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ, thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị m là
A. 13,32
B. 19,98
C. 15,54
D. 33,3.
Câu 28:
Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V1 lít khí.
Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V2 lít khí.
Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; V2 < V1 = V3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là
A. FeCl2, NaHCO3
B. CaCO3, NaHSO4
C. FeCO3, NaHSO4
D. FeCO3, NaHCO3
Câu 29:
Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 6,4
B. 7,0.
C. 12,4.
D. 6,8.
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, nhẹ hơn không khí, mạch hở thu được 7,04 gam CO2. Sục m gam hiđrocacbon này vào nước brom dư đến phản ứng hoàn toàn, thấy có 25,6 gam brom phản ứng. Giá trị m là
B. 2,08
D. 2
Câu 31:
Chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
B. 3
C. 4.
Câu 32:
Cho các polime sau: PE, PVC, cao su buna, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hóa. Số polime có mạch không phân nhánh là
Câu 33:
Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaOH loãng, dư, thu được V1 lít khí.
Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V2 lít khí.
Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; V1 > V2 > V3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là
A. (NH4)2CO3, NaHSO4
B. NH4HCO3, NaHSO4.
C. (NH4)2CO3, NaHCO3
D. NH4HCO3, NaHCO3.
Câu 34:
X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tảo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2, thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là
A. 8,88%.
B. 26,40%.
C. 13,90%.
D. 50,82%.
Câu 35:
Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để lớp este tạo thành nổi lên trên
B. Sau bước 2, trong ống nghiệm không còn C2H5OH và CH3COOH
C. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm
D. Ở bước 2, thấy có hơi mùi thơm bay ra
Câu 36:
Đốt cháy 10,08 gam Mg trong oxi một thời gian, thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch gồm HCl 0,9M và H2SO4 0,6M, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 3,825m gam. Mặt khác, hòa tan hết 1,25m gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Z chứa 82,5 gam muối và hỗn hợp khí T gồm N2 và 0,015 mol khí N2O. Số mol HNO3 phản ứng là
A. 1,28 mol
B. 1,32 mol
C. 1,42 mol
D. 1,23 mol
Câu 37:
Điện phân điện cực trơ màng ngăn xốp, dung dịch X chứa a gam Cu(NO3)2 và b gam NaCl đến khi có khí thoát ra ở cả 2 điện cực thì dừng lại, thu được dung dịch Y và 0,51 mol khí Z. Dung dịch Y hòa tan tối đa 12,6 gam Fe giải phóng NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch T. Dung dịch T cho kết tủa với dung dịch AgNO3. Tổng giá trị của (a + b) là
A. 135,36
B. 147,5
C. 171,525
D. 166,2
Câu 38:
Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là
A. 11,8
B. 12,5.
C. 14,7
D. 10,6
Câu 39:
Đốt cháy hoàn toàn 7,576 gam hỗn hợp các este thuần chức bằng O2 dư, sau khi kết thúc phản ứng thấy thu được CO2 và 0,25 mol H2O. Đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, khi cho 7,576 gam hỗn hợp este này tham gia phản ứng với NaOH thì thấy có 0,1 mol NaOH phản ứng. Giá trị của m là
A. 3,23 gam
B. 33,2 gam
C. 23,3 gam
D. 32,3 gam
Câu 40:
(a) Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
(b) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.
(c) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucozơ gây ra.
(d) Một số polime như polietilen, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat) được dùng làm chất dẻo.
(e) Các loại dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch axit.
(g) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(h) Các amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-aminaxit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể.
A. 3.
B. 5.
D. 6.
3312 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com