Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
16565 lượt thi 40 câu hỏi 60 phút
Câu 1:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất nóng lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính
A. CO2
B. N2
C. SO2
D. O2
Câu 2:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIA là
A. ns2np5
B. ns2np3
C. ns2np6
D. ns2np4
Câu 3:
Cho các chất sau: axetilen, etilen, buta-1,3-đien, benzen, toluen, stiren, phenol, alanin, metyl acrylat. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
A. 5.
B. 4.
C. 7
D. 6
Câu 4:
Cho dung dịch Ba(OH)2 dư lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2. Sau khi kết thúc các phản ứng, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 4.
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 5:
Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên
A. Polietilen
B. Tơ tằm
C. Tơ olon
D. Tơ axetat
Câu 6:
Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 2
C. 3
D. 4
Câu 7:
Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam CH3COOCH3 bằng lượng NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Gía trị m là
A. 8,2
B. 3,2
C. 4,1.
D. 7,4.
Câu 8:
Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol metylic. Công thức của X là
A. C2H5COOCH3
B. CH3COOCH3
C. C2H3COOCH3
D. CH3COOC2H5
Câu 9:
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là
A. Phenylamin, amoniac, etylamin
B. Phenylamin, etylamin, amoniac
C. Etylamin, phenylamin, amoniac
D. Etylamin, amoniac, phenylamin
Câu 10:
Chất nào sau đây có tính lưỡng tính
A. MgCl2
B. NaHCO3
C. Al(NO3)3
D. Al
Câu 11:
Cho 0,15 mol bột Cu và 0,3 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 8,96
B. 4,48
C. 6,72.
D. 10,08.
Câu 12:
Cho các chất sau: triolein, glucozơ, etyl axetat, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit, đun nóng là
A. 4
B. 3.
C. 1
D. 2
Câu 13:
Đốt cháy 28,6 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Mg thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit. Hòa tan hết oxit trong dung dịch HCl thu được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu m gam chất muối khan là
A. 99,6 gam
B. 74,7 gam
C. 49,8 gam
D. 100,8 gam
Câu 14:
Kim loại Fe không phản ứng được với dung dịch nào sau đây
A. HNO3 đặc, nguội
B. H2SO4 đặc, nóng
C. H2SO4 loãng
D. HNO3 loãng
Câu 15:
Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu
A. đen
B. vàng
C. tím
D. đỏ
Câu 16:
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 5,8. Dẫn X qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 là
A. 13,5
B. 14,5
C. 11,5
D. 29
Câu 17:
Cho các phát biểu sau:
(1) Sorbitol là hợp chất hữu cơ đa chức.
(2) Anilin tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(3) Thủy phân vinyl fomat thu được sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc.
(4) Trong phản ứng tráng gương, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa.
(5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
(6) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren.
Số phát biểu đúng là
B. 2
C. 5
Câu 18:
Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 7,23.
B. 5,83
C. 7,33
D. 4,83
Câu 19:
Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng, không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. Saccarozơ
B. Protein
C. Tinh bột
D. Xenlulozơ
Câu 20:
Thực hiện phản ứng đề hiđrat hóa ancol etylic thu được anken X. Tên gọi của X là
A. Etilen
B. Propilen
C. Axetilen
D. Propen
Câu 21:
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế clo bằng cách
A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
B. Cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, t°.
C. Điện phân nóng chảy NaCl
D. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch muối NaCl
Câu 22:
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thí nghiệm
Hiện tượng
X, Z
Quỳ tím
Chuyển màu đỏ
Y
Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng
Tạo kết tủa
Z, Y
Dung dịch Br2
Mất màu brom
T
Cu(OH)2
Dung dịch màu tím
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Axit glutamic, metyl fomat, axit benzoic; Gly-Ala-Ala
B. Axit fomic, axetilen, axit oxalic, Glu-Ala-Gly
C. Axit axetic, vinylaxetilen, axit glutamic, lòng trắng trứng
D. Axit axetic, vinylaxetilen, axit acrylic, lòng trắng trứng
Câu 23:
Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1M vào 250 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M và KOH 1,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Khối lượng muối có trong dung dịch X là
A. 36,6 gam
B. 32,6 gam
C. 38,4 gam
D. 40,2 gam
Câu 24:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x – 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch nước Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là
A. 0,15
B. 0,08
C. 0,05
D. 0,20
Câu 25:
Dung dịch nào trong các dung dịch sau đây làm quỳ tím hóa xanh
A. NaCl
B. HNO3
C. NH3
D. HCl
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây là sai
A. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím
C. Etylamin là chất lỏng ở điều kiện thường
D. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng
Câu 27:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2) Cho kim loại Ba vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(3) Cho khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2.
(6) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na2SiO3.
Sau khi kết thúc các thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
B. 6.
Câu 28:
(a) Cho dung dịch chứa 4a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.
(b) Cho Al(OH)3 vào lượng dư dung dịch NaOH.
(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(d) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(g) Cho Al dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
B. 5
C. 4
Câu 29:
Cho hình vẽ sau:
Phát biểu nào sau đây đúng
A. Trong thí nghiệm trên có thể thay thế dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2
B. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ
C. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.
D. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm
Câu 30:
Câu 31:
Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo ra từ các α–amino axit no, mạch hở). Cho 2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 3,5 mol HCl hoặc 3,5 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 4,5 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x, y lần lượt là
A. 8,25 và 3,50
B. 4,75 và 3,50
C. 4,75 và 1,75
D. 8,25 và 1,75
Câu 32:
Chất béo X tạo bởi 3 axit béo Y, Z, T. Cho 26,12 gam E gồm X, Y, Z, T tác dụng với H2 dư (Ni, t°) thu được 26,32 gam hỗn hợp chất béo no và các axit béo no. Mặt khác, để tác dụng hoàn toàn với 26,12 gam E cần vừa đủ 0,09 mol NaOH, thu được 27,34 gam muối và glixerol. Để đốt cháy hết 26,12 gam E cần vừa đủ a mol O2. Giá trị của a là
A. 2,50.
B. 3,34
C. 2,86
D. 2,36
Câu 33:
Nung m gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Cho Y vào H2O dư thu được 0,2m gam chất rắn Z và dung dịch E. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào E, khi khí bắt đầu thoát ra cần dùng V1 lít dung dịch HCl và khi khí thoát ra vừa hết thì thể tích dung dịch HCl đã dùng là V2 lít. Tỉ lệ V1 : V2 tương ứng là
A. 1 : 3
B. 5 : 6
C. 3 : 4.
D. 1 : 2
Câu 34:
Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4) và chất Y (C2H8N2O3), trong đó X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của axit vô cơ. Cho 7,36 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch T và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp hai chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn T, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 4,92
B. 4,38
C. 3,28
D. 6,08
Câu 35:
Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trung dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 10 và dung dịch chứa m gam muối. Hòa tan hoàn toàn phần hai trong dung dịch chứa 0,57 mol HNO3, tạo ra 41,7 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni) và 2,016 lít hỗn hợp khí (trong đó có khí NO). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 24,6.
B. 24,5
C. 27,5
D. 25,0
Câu 36:
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp Cu, Mg, Fe vào 200 gam dung dịch gồm KNO3 6,06% và H2SO4 16,17%, thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 25/9% khối lượng). Cho một lượng KOH dư vào X, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4,36%.
B. 4,37%.
C. 4,39%.
D. 4,38%.
Câu 37:
Hỗn hợp T gồm các chất mạch hở: anđehit X, axit cacboxylic Y và ancol Z (50 < MX < MY; X và Z có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 17,92 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Nếu cho m gam T tác dụng với lượng dư Na thu được 0,6 gam khí H2. Mặt khác, m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 43,2 gam Ag. Giá trị của m là
A. 29,1
B. 28,7
C. 28,5
D. 28,9
Câu 38:
Hấp thụ hết một lượng khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết lượng X vào 140 ml dung dịch HCl 1M và khuấy đều thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, nếu cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 24,625 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,300
B. 0,350
C. 0,175
D. 0,150
Câu 39:
Dung dịch X chứa a mol ZnSO4, dung dịch Y chứa b mol AlCl3; dung dịch Z chứa c mol NaOH. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
+ Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch Z vào dung dịch X.
+ Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch Z vào dung dịch Y.
Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tổng khối lượng kết tủa ở hai thí nghiệm khi đều dùng x mol NaOH là m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 8,9
B. 15,2
C. 7,1
D. 10,6
Câu 40:
Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở. Cho 0,055 mol X phản ứng vừa đủ với 0,09 gam H2 (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 65 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, có mạch cacbon không phân nhánh và 3,41 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần vừa đủ 11,2 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 66%.
B. 55%.
C. 44%.
D. 33%.
3313 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com