Danh sách câu hỏi
Có 21,779 câu hỏi trên 436 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Xác định nội dung chính của đoạn trích trên.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Nghe tiếng chuông điện, Phượng chạy ra cửa. Trước hai cánh cổng sắt là một phụ nữ nông thôn trạc năm mươi, người thon gọn trong cái áo bông chần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm một khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng tươi. Người phụ nữ đeo một cái tay nải nặng, dáng vừa đi bộ từ ga xe lửa về, không có cái vẻ ngác ngơ lạ lẫm, nhưng hai con mắt đậm nỗi bồi hồi.
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Với hội họa truyền thống, hình tượng phụ nữ với vẻ đẹp của đôi mắt lá dăm, đôi mày lá liễu, tóc bỏ đuôi gà... cùng những đường cong gợi cảm ẩn trong mảnh yếm thắm, tà áo tứ thân đã khiến các hoạ sĩ của các dòng tranh dân gian mê muội, tạo ra nhiều tác phẩm như “Hứng dừa”, “Đánh ghen”, “Bà Triệu”.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Gia đình Việt Nam nói chung không giàu có nhưng rất gắn bó. Ông cha Việt Nam không phải là một thứ vua như ông cha Trung Quốc. Đứa con trong gia đình được yêu thương, che chở. Người Việt Nam gặp nhau không hỏi về chức vụ, của cải mà hỏi có bao nhiêu con. Người con gái không lép vế quá mức, và được pháp luật bênh vực. Tục ngữ nói: “Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng”. Do đó, người con gái rất gắn bó với cha mẹ mình và đi lấy chồng không có nghĩa là rời bỏ gia đình mình: “Có con mà gả chồng gần. Có bát canh cần nó cũng đem cho” (ca dao). Trong một xã hội tự cung tự cấp, việc hôn nhân không phải do cá nhân quyết định mà được quyết định theo tập quán; chủ yếu theo gia đình. Nếu cho rằng tình yêu là do sở thích cá nhân thì ở Việt Nam trước đây ít có tình yêu này. Nhưng nếu chấp nhận tình yêu là sống chung thủy giữa vợ chồng, cùng nhau lo cho gia đình con cái, hi sinh cho nhau, đói khổ có nhau thì Việt Nam điều này là phổ biến. Việc hôn nhân không phải chuyện cá nhân mà là công việc quan trọng giữa hai gia đình, hai họ và hôn nhân là sợi dây liên hệ vững bền nhất giữa hai họ. ”
(Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, 2015, tr. 68)
Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì?
Đọc văn bản sau:
“(1) Các nhà khoa học xã hội phân phát những bảng câu hỏi có tính chủ quan về hạnh phúc, và so sánh kết quả với các yếu tố kinh tế - xã hội như sự giàu có và tự do chính trị. Các nhà sinh học cũng sử dụng những bảng hỏi tương tự, nhưng so sánh câu trả lời với các yếu tố sinh hóa và di truyền. Các phát hiện của họ gây sốc.
(2) Các nhà sinh học cho rằng thế giới tinh thần và tình cảm của chúng ta được điều hành bởi các cơ chế sinh hóa định hình qua hàng triệu năm tiến hóa. Giống như tất cả các trạng thái tinh thần khác, hạnh phúc chủ quan của chúng ta không được quy định bởi các thông số bên ngoài như tiền lương, các quan hệ xã hội hoặc quyền chính trị. Thay vào đó, nó được xác định bởi một hệ thống phức tạp các dây thần kinh, các neuron, các synapse, và nhiều hợp chất sinh hóa khác như là serotonin, dopamine và oxytocin.
(3) Không ai có thể hạnh phúc bằng cách đánh xổ số, mua nhà, nhận được một chương trình khuyến mãi, hoặc kể một tìm thấy một tình yêu đích thực. Mọi người cảm thấy hạnh phúc bởi một thứ và chỉ một thứ - cảm giác dễ chịu bên trong cơ thể họ. Một người vừa trúng xổ số hoặc tìm thấy tình yêu mới và nhảy lên vui sướng không thực sự phản ứng với số tiền hoặc người họ yêu. Anh ta đang phản ứng với các loại hooc-môn chảy trong mạch máu mình, và với các cơn bão tín hiệu điện đang nhấp nháy giữa những phần khác nhau của não bộ.”
(Sapiens, Lược sử loài người, NXB Tri thức, 2019)
Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.