Danh sách câu hỏi
Có 19,663 câu hỏi trên 394 trang
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành ở đây, công việc ở đây, miếng ăn ở đây.
Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.
Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ.
(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)
Chủ đề chính của đoạn trích là:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động đáy hồn người.
(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)
Nội dung của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.
Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kĩ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.
Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa, NXB Văn học, 2014, tr.7)
Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
TÍNH CÁCH
Mẹ tôi buôn bán, chai lì trước cán cân cơm áo nhưng mẫn cảm trong nghệ thuật. Những nước mắt tình buồn phim ảnh, những sụt sùi số phận cải lương, bà đều hồn nhiên “ăn theo” một cách ngon lành. Có lần, cha tôi giỡn:
– Coi chừng trôi ti vi...
– Còn sách ông chưa viết ra đã hoá đá – Mẹ tôi trả miếng – Thế cũng mang danh nhà này, nhà nọ.
Một hôm, đang bữa ăn, bỗng nhiên mẹ tôi hớn háo phốc ra chặn đường con bé bán trứng vịt lộn.
– Mày biến đâu tài thế. Hi! Có chui xuống đất rồi cũng gặp tao – Bà vừa nói vừa giằng mủng trứng, đếm lấy trừ nợ.
– Dì ơi, cho con khất, mẹ con còn ốm!
– Nhà này cũng đang ốm đây – Mẹ tôi cười bù – Khỏi bẻm mép.
Con bé chưng hửng, lã chã nước mắt nhìn cái mủng không, rồi bưng lên, xiêu vẹo bước đi...
Cha tôi cám cảnh, quay mặt, rút mùi xoa chấm mắt.
Lâu sau, ti vi phát vở kịch “Cô bé nghèo bán trứng bị xiết nợ”. Lúc ấy, mẹ tôi lại khóc, còn cha tôi thì cười.
(Nhiều tác giả, Truyện ngắn cực hay, NXB Phụ nữ, 2003, tr. 346)
Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng xuyên suốt truyện ngắn trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Tôi thường hình dung sự khiêm tốn giống như một cậu bé đang cố thu mình khác xa với một cậu bé khác đang khoa chân múa tay kể lể về những chiến công của mình. Cậu bé khiêm tốn luôn nói: “Không, cháu chưa làm được gì cho ra hồn cả”, trong khi cậu bé khoác lác ưỡn ngực tự hào: “Tất cả những thành tích ấy đều nhờ đến cháu!”. Thông thường, những cậu bé biết giấu mình sẽ tiến xa hơn những cậu bé “ruột để ngoài da”, bởi vì người thích khoe khoang giống như một ván bài lật ngửa, chẳng còn bí mật nào để giữ lại nữa.
(2) Sức mạnh ngầm là những gì mà sự khiêm tốn thường mang lại cho người sở hữu nó. Những người khiêm tốn thường nhận được cảm tình của đám đông. Đám đông thường không chấp nhận sự khoác lác hay khoe khoang, dù không phải người khoe khoang nào cũng sai. Kể cả khi bạn nói: bạn không cần sự ủng hộ của đám đông, thì sự khiêm tốn cũng giúp bạn nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống. Bạn luôn tự biết mình đã làm được gì và chưa làm được gì. Bạn sẽ còn tiến xa, vì những gì bạn hiểu về bản thân là vô cùng quan trọng.
(3) Tuy nhiên, xin đừng nhầm lẫn khái niệm khiêm tốn với thói quen tự hạ thấp mình để lấy lòng người khác. Có những người luôn nói với cấp trên rằng mình là kẻ bất tài, hèn kém, trong khi họ nghĩ tới điều ngược lại. Sự hạ thấp mình này thường khiến người đối diện cảm thấy thương hại, không đề phòng. Để cho người khác phải cảm thấy thương hại không phải là ý nghĩa của sự khiêm tốn. Khiêm tốn khác với sự dối lòng. Nếu bạn biết rằng mình xứng đáng đứng ở vị trí số một mà lại cứ phải nói ra điều ngược lại thì đó không phải là bản lĩnh của kẻ mạnh. Không có gì khổ tâm và hèn kém hơn việc phải tự hạ thấp bản thân để làm vừa lòng những người thích sự xu nịnh, luồn cúi. Hãy hiểu sự khiêm tốn giống như cách nói bình tĩnh từ một suy nghĩ bình tĩnh và chín chắn. Bạn không nhận thành tích về mình, bởi vì bạn hiểu rõ những điểm yếu trong con người bạn. Hãy giữ lại chút bí mật về bản thân bạn bằng thái độ khiêm nhường. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
(Alpha Books biên soạn, 20 điều cần làm trước khi rời ghế nhà trường,
NXB Lao động Xã hội, 2015, tr.109-111)
Trong đoạn (1), việc tác giả hình dung về câu chuyện cậu bé khiêm tốn và cậu bé khoác lác có tác dụng gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
TẬP QUÁN ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NÙNG
(1) Người Nùng trước kia không ở tập trung thành xóm làng đông đúc như bây giờ. Những bản làng thưa thớt rất xa nhau giữa các đồi núi, rừng cây, mỗi bản chỉ mươi nóc nhà và cũng cách xa nhau. Trong thiên nhiên bao la và nhiều bí ẩn về thần linh, ma quái, cọp beo, sói, gấu... rình rập, họ thấy cần liên kết nhau lại, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, chống lại tật bệnh, thú rừng, chống đói nghèo... Vì thế có người khách bản xa, bản gần, trong xóm tới thăm, họ quý mến, tiếp đãi chu đáo, tận tình như với người thân trong gia đình.
(2) Bữa ăn mời khách do bà vợ và các con trong nhà nấu nướng kín đáo không để khách biết, còn người chủ gia đình mang trà ngon, mời khách lên ghế trên, cao hơn mình. Rượu tự nấu và ủ sẵn, gà vịt dưới gầm sàn, rau có trong vườn, bữa ăn thịnh soạn với những gì dành dụm tốt nhất của nhà đều mang mời khách. Gia chủ sợ nhất khách chối từ không ăn hoặc có công việc gấp phải bỏ về. Nếu khách ngủ lại đêm, sẽ được mời ngủ ở gian giữa để bày tỏ sự quý trọng của chủ nhà vì gian giữa thường là nơi đặt bàn thờ tổ tiên.
(3) Trong giao tiếp, giữa đàn ông và đàn bà, trai và gái, người Nùng còn giữ quan niệm “nam nữ thụ thụ bất thân”, con trai con gái không được phép đụng chạm đến cơ thể nhau, nếu không phải là vợ chồng, không được nhìn thẳng vào mắt nhau, nắm tay nhau. Trai và gái, đàn ông và đàn bà không được trò chuyện riêng với nhau ở nơi vắng người hoặc đứng nói chuyện với nhau lâu ở chỗ đông người, không nói chuyện trong bóng tối. Trai gái muốn tìm hiểu nhau trong dịp sli lượn hoặc đến nhà nhau chỉ khi được phép của cha mẹ, như vậy mới được coi là có gia giáo, tôn trọng tập tục. Do cuộc sống thay đổi, việc tiếp xúc nam nữ cũng thay đổi theo, người Nùng đã có thể bắt tay chào hỏi nhau dù nam hay nữ, điều này bị coi là cấm kị trước kia. Một người bệnh là phụ nữ dù già nua, người thầy thuốc tới khám bệnh hoặc thầy cúng tới bắt tà phải cầm tay người ốm, nhất thiết phải có người đi cùng, ít nhất là một người thứ ba chứng kiến. Trong đời sống hằng ngày, đàn ông không bao giờ giặt váy áo cho đàn bà, con gái nhưng phụ nữ có thể giặt quần áo cho nam giới, trừ con dâu, em dâu không giặt cho bố chồng, anh chồng. Tuy nhiên, những khi hoạn nạn họ đã vượt qua tập quán này, nhất là ở phụ nữ.
(4) Đối với người cùng xóm bản, người Nùng có câu ngạn ngữ “Pi noọng xỏ cườn tỏ tổng pỉ noọng táp bá” (Anh em xóm giềng như anh em ruột thịt), nó cũng thắm thiết như ở người Kinh “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Ở người Nùng còn có tục ăn chia. Khi cùng săn được một con thú, họ làm thịt và chia cho cả bản. Nhà nào có của ngon vật lạ đều nghĩ tới xóm bản, đem chia đều. Những phiên chợ xa, cả bản rủ nhau và giúp nhau mang vác những thứ nặng đem bán hoặc mua về...
(Nguyễn Trọng Báu biên soạn, Truyện kể về phong tục, truyền thống văn hoá
các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007, tr. 88 - 90)
Mục đích chính của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Ánh sáng cho phép nhà thiên văn học nghiên cứu chuyển động của các thiên thể. Vì trên trời chẳng có gì là đứng yên. Lực hấp dẫn làm cho tất cả các cấu trúc của vũ trụ - như sao, thiên hà, đám thiên hà... - hút lẫn nhau và “rơi” vào nhau. Chuyển động rơi này hòa vào chuyển động giãn nở chung của vũ trụ. Thực tế, Trái đất cũng tham gia vào một vũ điệu vũ trụ tuyệt vời. Nó mang chúng ta qua không gian với vận tốc khoảng ba chục kilômét mỗi giây trong chuyến chu du hàng năm quanh Mặt trời. Đến lượt mình, Mặt trời lại kéo theo Trái đất, và cùng với Trái đất là chúng ta, trong chuyến chu du của nó quanh trung tâm của Ngân hà, với vận tốc hai trăm ba mươi kilômét mỗi giây. Thế vẫn chưa hết: Ngân hà lại rơi với vận tốc chín mươi kilômét mỗi giây về phía thiên hà đồng hành với nó là Andromède. Đến lượt mình, cụm thiên hà địa phương chứa thiên hà của chúng ta và Andromède cũng lại rơi với vận tốc khoảng sáu trăm kilômét mỗi giây về đám Vierge, và đám này lại rơi vào một tập hợp lớn các thiên hà gọi là “Nhân hút Lớn”. Bầu trời tĩnh và bất động của Aristote đã chết hẳn! Trong vũ trụ, tất cả đều vô thường, đều thay đổi và chuyển hóa liên tục. Chúng ta không nhìn thấy sự náo động mãnh liệt này bởi vì các thiên thể ở quá xa, và cuộc sống của chúng ta quá ngắn ngủi. Một lần nữa, lại chính ánh sáng đã tiết lộ cho chúng ta sự vô thường này của vũ trụ. Ánh sáng thay đổi màu sắc khi nguồn sáng chuyển động so với người quan sát. Ánh sáng dịch chuyển về phía đỏ (các vạch hấp thụ dọc dịch chuyển về phía năng lượng nhỏ hơn) nếu vật tiến ra xa, và về phía xanh lam (các vạch hấp thụ dọc dịch chuyển về phía năng lượng cao hơn) nếu vật tiến lại gần. Bằng cách đo sự dịch chuyển về phía đỏ hay phía xanh này, nhà thiên văn học sẽ tái hiện được các chuyển động vũ trụ.
(2) Như vậy ánh sáng kết nối chúng ta với vũ trụ. Nhưng ánh sáng không chỉ thiết yếu đối với nhà thiên văn học. Tất cả chúng ta đều là con đẻ của ánh sáng. Ánh sáng đến từ Mặt trời là nguồn gốc của sự sống. Dù là tự nhiên hay nhân tạo, ánh sáng cho phép chúng ta không chỉ ngắm nhìn thế giới, mà còn tương tác với thế giới và tiến hóa trong thế giới. Nó không chỉ ban cho chúng ta nhìn thấy, mà còn ban cho chúng ta tư duy nữa. Từ những thời rất xa xưa cho tới ngày nay, ánh sáng luôn mê hoặc trí tuệ con người, dù đó là nhà khoa học, triết gia, nghệ sĩ hay tu sĩ.
(Trích Những con đường của ánh sáng, tập 2, Trịnh Xuân Thuận, NXB Trẻ, 2016, tr. 12-13)
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?