Danh sách câu hỏi

Có 2,879 câu hỏi trên 58 trang
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:   Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, lực lượng hỗ trợ y tế, lực lượng kiểm soát dịch bệnh luôn phải căng mình từng ngày để làm việc bởi tình trạng thiếu người. Trước những khó khăn đó, hàng nghìn sinh viên y khoa năm cuối, cùng nhiều cán bộ về hưu của ngành Y tế khắp cả nước đã tình nguyện xung phong  tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch.  Trường Đại học Y Hà Nội có gần 130 sinh viên năm cuối làm đơn đăng ký tham gia tình nguyện tại Trung  tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Những lá đơn các sinh viên viết bằng tay thể hiện đầy quyết tâm mong muốn  tham gia chống dịch đã được gửi tới nhà trường từ tháng 2/2020, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ở nhiều  quốc gia trên thế giới. Nội dung những là đối thủ ngắn gọn, nhưng đã thể hiện ý chí quyết tâm chống dịch  "Chúng tôi hiểu rằng dịch Covid-19 rất nguy hiểm và khó kiểm soát. Chúng tôi sẵn sàng tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19, để san sẻ gánh nặng với đồng nghiệp và đất nước...  Không chỉ có những lá đơn xung phong của các bạn sinh viên ngành Y, mà những ngày gần đây, lá thư xin  ra thực hiện chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của cô giáo trẻ Đoàn Thị Hồng Lương (Trường Tiểu học Lê  Hồng Phong, TP. Hải Phòng) đã khiến nhiều người xúc động.  Trong lá thư xin ra trận”, cô giáo Hồng Lương bày tỏ: "Hình ảnh các bác cựu chiến binh ngày đêm trực  chốt tại các tổ dân phố, các bạn sinh viên căng mình ra sức hỗ trợ tại các khu cách ly tập trung... khiến cho  tôi, một đoàn viên thanh niên có sức khỏe, sức trẻ, rất băn khoăn, trăn trở muốn đóng góp sức mình vào công  tác phòng chống dịch tại địa phương”. Cô giáo Hồng Lương cũng đã nhận được sự ủng hộ của gia đình để ra làm nhiệm vụ ở chốt chống dịch,  Ngọn lửa tình nguyện không chỉ rực cháy nơi tuổi trẻ, khi đất nước cần, những y bác sĩ dù đã ở độ tuổi nghỉ hưu, thay vì ở nhà tránh dịch cùng gia đình vẫn sẵn sàng tình nguyện nhận nhiệm vụ. Bởi với họ, giờ đây mong muốn lớn nhất là được sống vì cộng đồng, xã hội, được cống hiến cho đời, còn sức là còn cống hiến. (Nguồn http://baodantoc.vn/nhung-nguoi-dan-than-vi-cong-dong)  (TH) Những lực lượng nào tham gia góp sức vào cuộc chiến chống dịch được thể hiện trong đoạn  trích?
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Không ai có đủ tinh thần và sức lực để vừa chống lại những điều không thể thay đổi, vừa tạo lập một cuộc sống mới. Hãy chọn một trong hai. Bạn có thể hoặc xuôi theo những cơn bão tuyết không thể tránh khỏi trong đời hoặc phản kháng để rồi suy sụp! Tôi đã chứng kiến điều đó xảy ra tại trang trại của mình ở Missouri. Tôi đã trồng rất nhiều cây sồi ở đó và chúng lớn rất nhanh. Rồi một cơn bão tuyết xuất hiện, phủ lên các cành cây một lớp băng dày. Thay vì uốn mình để chịu đựng, những thân cây ấy vẫn kiêu hãnh đứng thẳng để rồi cuối cùng, dưới sức nặng của băng tuyết, các cành cây bị bẻ gãy, thân cây bị chẻ toạc ra và chết. Chúng đã không học được sự khôn ngoan của những cánh rừng phương Bắc. Tôi đã đi qua hàng trăm dặm băng qua những khu rừng xanh ngút ngàn của Canada mà chưa hề thấy một cây vân sam hay một cây thông nào bị gãy vì mưa tuyết hay băng giá. Những loài cây xanh quanh năm ấy biết cong mình, uyển chuyển, biết hợp tác với điều không thể tránh khỏi là lớp băng tuyết phủ dày mỗi năm. Những giảng viên môn võ Nhu đạo luôn dạy võ sinh của mình phải biết “mềm dẻo như cây liễu; đừng cứng ngắc như cây sồi”. … Điều gì xảy ra nếu chúng ta chống lại những cú va đập của cuộc sống thay vì chấp nhận chúng? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không chịu mềm dẻo uốn mình như cây liễu và khăng khăng chống chọi như cây sồi? Câu trả lời thật rõ ràng. Chúng ta sẽ tự tạo ra hàng loạt những cuộc xung đột nội tâm, sẽ lo lắng, căng thẳng, bồn chồn và bị rối loạn thần kinh. Vì vậy, để loại bỏ thói quen hay lo lắng trước khi nó hủy hoại bạn, hãy tuân theo nguyên tắc: Hợp tác với những điều không thể tránh khỏi. (Trích Quẳng gánh lo đi... - Dale Carnegie, NXB. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2018, tr.140 - 141)   (TH) Xác định nội dung chính của đoạn văn bản.
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích sau: “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy Trong người em đi lưng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những bãi cỏ mọc nham nhở. Vợ hẳn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hẳn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hẳn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. ". (Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, trang 30, NXB Giáo dục, 2009)
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:   Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Những, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viển, đặc biệt là con cái.  Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không lối thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình.  ….  Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, với lời với trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.  (Dẫn theo Tuổi trẻ oline ngày 25/02/2018)  (NB) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:   Ở tuổi trẻ, không ai mà không trăn trở, không có hoài bão, ước mơ. Ai cũng mong tục xoay xở tách mình ra khỏi vỏ kén chật chội để tung cánh bay xa. Và bao nhiều người vượt qua được những nỗi đau đớn, thử thách đó?   Khát vọng càng lớn - nỗi đau và thử thách càng nhiều - và mấy ai kiên định trên cuộc hành trình đó. Hãy dám sống cuộc sống mà bạn hằng ao ước - vì bạn chỉ có duy nhất một cuộc sống mà thôi. Đó là sự lựa chọn của bạn. Bạn hãy bắt đầu bằng việc tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sống. Đó không phải là kinh nghiệm lựa chọn một điều gì đó, mà là kinh nghiệm mang lại cho bạn sự khôn ngoan: hãy học hỏi về con người, xã hội và cách sống. Hãy vươn cao hơn bằng một đam mê cháy bỏng theo đuổi Tri Thức Lớn của một sinh viên đại học, của một thanh niên có giáo dục, có lẽ sống. Hãy sẵn sàng cho mọi thử thách và chấp nhận thất bại để vươn lên, Hãy dũng cảm bước tới! Bạn có thể gặp nhiều cánh cửa. Nhưng tất cả chỉ là những bức tường câm lặng, ngoan cố, trừ phi bạn quyết mở chúng ta. Hãy can đảm đón nhận những cơn đau tuổi trưởng thành và xem nó là động lực thúc đẩy bạn vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn, để không sống một cuộc sống phi hoài,  để sau này không ân hận nuối tiếc.   (Rando Kim – Tuổi trẻ, khát vọng và nỗi đau, Vương Bảo Long biên dịch, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2017) (NB) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích sau: “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy Trong người em đi lưng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.  Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.   Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những bãi cỏ mọc nham nhở. Vợ hẳn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hẳn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hẳn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. ".  (Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, trang 30, NXB Giáo dục, 2009)