Danh sách câu hỏi

Có 2,879 câu hỏi trên 58 trang
I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới [1] Kiểu người đáng thương nhất trong đời là người luôn than vãn với bất cứ điều gì không vừa ý. Chơi với người mắc bệnh than cũng là một thử thách sự kiên nhẫn và chịu đựng của bạn, và tôi cá rằng rất khó khăn để bền lâu. Than là căn bệnh nguy hiểm và nan y, nó truyền nhiễm và hủy hoại mọi người, mọi việc ở không gian thời gian mà nó chạm vào, bởi năng lượng tiêu cực và buồn bã ấy sẽ làm cạn sinh lực, kiệt niềm vui và khô cả tình yêu trong cuộc sống mà bạn có thể đã dày công nuôi dưỡng. [2] Buồn cười là chả ai than về niềm vui, về sự sung sướng, về những gì mà họ nhận được. Nhưng bất kì sở thích hay ý muốn nào chưa được thỏa mãn, họ thường sẽ tìm cách đổ lỗi và than phiền. Với “bệnh than” thì dù bạn có giàu nhất thì bạn cũng sẽ than phiền tại sao bạn lại chưa giàu như Jef Bezos. Dù bạn có hát hay như Celine Dion thì bạn cũng sẽ khổ não tại sao bạn không đẹp như Aishiwarya Rai… Bạn luôn cảm thấy cuộc đời u ám và chống lại bạn. Ai cũng biết, than vãn vẫn chỉ làm mình trở nên kém cỏi đi, nó không hề làm mọi khó khăn trong đời bạn biết mất mà chỉ triệt tiêu mọi năng lượng vui sống của bạn. Khi bạn đổ lỗi cho cả thế giới và chán chường cả chính mình thì chẳng có thế lực nào, dù siêu nhiên, có thể nâng bạn đặt vào chiếc ghế của sự thành công. [3] Nếu khó khăn thậm chí bi kịch là rác thải thì tại sao bạn không biến nó thành phân bón cho cây đời xanh tốt. Nó là công việc chúng ta phải làm một mình, không ai ở đây có thể giúp chúng ta thay đổi và biến hóa. Nếu bạn kiên nhẫn với việc biến rác thành phân bón hữu cơ, tôi tin chắc một ngày cây đời của bạn sẽ trổ hoa và kết trái ngọt. Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi… (Trích Một mai qua cơn mê, Samson Phạm, Phụ nữ mới số 44-45, 7.8.2020)  Nhận biết  Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Tất cả chúng ta ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, và chúng ta biết phải làm gì để đạt được điều đó. Nhưng trước khi bắt tay vào việc, ta lại quyết định rằng mình cần có một kì nghỉ nho nhỏ ở vùng đất kì ảo mang tên: đảo Một - Ngày - Nào – Đó. Chúng ta nói rằng: Một ngày nào đó, mình sẽ đọc quyển sách này. Một ngày nào đó, mình sẽ bắt đầu chương trình tập luyện kia. Một ngày nào đó, mình sẽ nâng cao kĩ năng và kiếm tiền nhiều hơn…Một ngày nào đó, mình sẽ thực hiện hết những việc cần làm để đạt được mục tiêu. Một ngày nào đó…Có khoảng 80% dân số dành phần lớn thời gian sống trên đảo Một - Ngày - Nào – Đó. Họ nghĩ ngợi, mơ mộng và tưởng tượng những thứ họ sẽ thực hiện vào “ một ngày nào đó”…Họ đều mắc phải căn bệnh “ viện cớ”, thứ âm thầm giết chết thành công. Tất cả họ đều có những dự định tốt đẹp, nhưng…nói thì phải làm, nếu không chỉ là lời nói gió bay mà thôi.Nguyên tắc thành công đầu tiên rất đơn giản: Hãy cuốn gói khỏi đảo Một - Ngày - Nào – Đó! Ngừng viện cớ! Làm hoặc không làm – chứ đừng viện cớ. Đừng nghĩ ra lí lẽ hay lời biện minh vòng vo cho việc mình không chịu hành động. Hãy bắt tay vào thực hiện. Làm bất cứ việc gì. Hãy hành động! Lặp đi lặp lại điều này: Nếu điều đó xảy ra, thì tôi phải là người làm cho nó xảy ra!Nếu người ta dốc sức để chinh phục mục tiêu cũng như khi người ta biện hộ cho sự thất bại, thì họ sẽ bất ngờ về chính mình. Nhưng trước hết, bạn phải thoát khỏi đảo Một - Ngày - Nào – Đó đã.                        ( Trích Ngừng viện cớ, Brian Tracy, TGM Books dịch, NXB Phụ nữ, tr.2) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích:  Nếu bạn có sự chuẩn bị thì đó là phiêu lưu khám phá. Nếu không, đó là chuyến đi mạo hiểm. Với một số người, cuộc sống là một hành trình. Trong khi với người khác, cuộc sống là một đường đua. Dù cuộc sống là hành trình hay đường đua thì nhiệm vụ của bạn vẫn là hướng về phía trước. Bạn không thể ở lì một chỗ nếu bạn vẫn còn thở, còn làm việc và còn tương tác với thế giới. Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác. Nếu bạn có sự chủ động, bằng cách định hướng cuộc phiêu lưu của mình, thì bạn cũng lường trước được nơi bạn được đưa tới. Ngược lại, nếu cứ phó mặc cho con sóng thì bạn vẫn phiêu lưu đó thôi, nhưng bạn sẽ không biết mình sẽ đi đâu về đâu. Chúng ta thường rất sợ mạo hiểm nhưng lại quên mất rằng càng sợ thì càng khiến bản thân lâm vào mạo hiểm. Trong điều kiện cuộc sống luôn bắt con người vận động, hành động mạo hiểm nhất chính là đứng yên… Tôi rất thích hai từ “dấn thân”, vì nó đã lột tả gần như trọn vẹn cuộc sống ngắn ngủi của con người. Chúng ta rất nhỏ bé, để tồn tại, bạn phải học cách vượt lên thay vì đứng yên một chỗ. (Trích Đến cỏ dại cũng đàng hoàng mà sống, Phạm Sĩ Thanh, NXB Thế giới, 2019, tr.293-294)Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở  trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng màu hè sáng lóa xói và hai con  mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗngvừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái  gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng.  Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươn mươn niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai  cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rá mùn tung bành ngay lối đi đã  hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi  từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm  thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia  đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng  phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận  phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần  tu sửa lại căn nhà. (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, tr.30) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét về sự thay đổi  của nhân vật Tràng trong đoạn trích. 
I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích:  “Dịch bệnh Covid-19 có lẽ là “mảnh đất màu mỡ” để tin giả bùng phát với quy mô chưa từng thấy trên thế giới và ở Việt Nam: từ những người vô tình hay hữu ý tung tin về việc phát hiện ca nhiễm bệnh ở chỗ này chỗ kia; từ những status vô cùng ngớ ngẩn nhưng vẫn thu hút khá đông lượt chia sẻ như chính phủ phun thuốc lên trời để chống dịch hoặc phải ăn 6 - 12 quả trứng luộc để phòng virus; cho đến những thông tin gây hoang mang và hoảng loạn cho xã hội {…}. Có thể nói, chìa khóa của cuộc chiến chống tin giả thực sự nằm trong tay những người sử dụng  Internet và mạng xã hội. Ngắt kết nối Internet hay đóng cửa mạng xã hội để giảm nguy cơ phát tán fake  news là điều không thể xảy ra và đi ngược lại với xu hướng phát triển cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin  của con người, nhưng người dùng hoàn toàn có thể quyết định không chia sẻ, thậm chí không đọc những  thông tin từ những nguồn không tin cậy. Oái oăm là chúng ta thường tự nhận mình là những người dùng  thông thái, nhưng khi bị ngập lụt trong “đại dịch thông tin” - thuật ngữ mới mà Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO) sử dụng để nói về tình trạng dư thừa thông tin bao gồm cả thông tin tốt lẫn thông tin giả mạo - thì  chẳng ai dám chắc là họ miễn nhiễm và không dính bẫy fake news.” (Trích: “Tin giả và trách nhiệm của báo chí” – Lê Quốc Minh – Tạp chí Tuyên giáo ngày 30/07/2020)Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 
Cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích sau:Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn  mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi  bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc  lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà.  Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử  cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ  nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị  vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không  có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ  không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài  đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi… (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục) 
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau: Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt  trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen  lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia.  Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người  ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này.  Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta  là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia  việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhở lại đời mình, Mị lại tưởng tượng  như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bổ con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói  cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao  Mị cũng không thấy sợ... Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mi tưởng như A Phủ  đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cử thở phè từng hơi, không  biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào  được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuyu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái  chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.13-14)  
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lái đò sông Đà qua đoạn văn bản sau:Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên song. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với đánh khuỷu quật vu hồi lại Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hớp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đổ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc loà sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh cửa, sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, băm chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. (Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục 2008, Tr 188 – 189)
I. ĐỌC HIỂU Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện của hai hạt mầmCó hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (Theo Hạt giống tâm hồn)Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
“Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đong âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của thác đá. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này, tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghi cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải, nước bên bờ trái liền xô ra níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu ngỉu cái mặt xanh lè, thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, Bên phải, bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá, cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. (Trích Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo Dục)Cảm nhận của anh/chị về hình tượng ông lái đò trong đoạn văn trên. Từ đó, anh/chị hãy nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.
I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới Tài sản quý giá nhất của cuộc sống này chính là thời gian. “Vậy chính xác thì chiếc đồng hồ bấm giờ bằng vàng sáng loáng ấy đại diện cho điều gì?” “Nó tượng trưng cho tài sản quan trọng nhất của chúng ta – thời gian.” “Thế còn suy nghĩ tích cực, việc thiết lập mục tiêu và làm chủ bản thân thì sao?” “Tất cả những điều đó đều vô nghĩa nếu không có thời gian. Khoảng sáu tháng sau khi tĩnh tâm trong khu rừng ở Sivana – ngôi nhà tạm trú của tôi – một trong những nhà hiền triết đã đến thăm căn lều hoa hồng trong lúc tôi đang học. Tên cô ấy là Divea….“Divea lấy ra một vật từ trong chiếc túi bằng vải thô của cô và đưa nó cho tôi. Món quà được gói trong một loại giấy thơm mà tôi không bao giờ nghĩ mình có thể thấy ở nơi xa xôi hẻo lánh ấy. Đó là một chiếc đồng hồ cát cỡ nhỏ được làm từ thủy tinh và một mảnh gỗ đàn hương. Divea còn nói rằng mỗi nhà hiền triết đều từng được nhận dụng cụ này khi còn nhỏ. ‘Mặc dù chúng tôi chẳng có tài sản gì và sống hết sức giản dị, thuần khiết, chúng tôi vẫn rất trân trọng thời gian và ý thức rằng nó đang trôi qua. Những chiếc đồng hồ cát bé nhỏ này là lời nhắc nhở về sự chết, cũng như tầm quan trọng của việc sống những ngày trọn vẹn và hiệu quả trên con đường tiến đến mục đích đời mình’.” “Tất cả họ đều hiểu tầm quan trọng của thời gian. Mỗi người trong số họ đã phát triển được thứ mà tôi gọi là ‘ý thức về thời gian”. Anh thấy đó, tôi đã học được rằng thời gian trôi qua kẽ tay chúng ta như những hạt cát, không bao giờ quay trở lại. Những ai sử dụng thời gian một cách khôn ngoan ngay từ khi còn trẻ sẽ được hưởng cuộc sống giàu có, phong phú và mãn nguyện. Những người chưa biết về nguyên tắc “làm chủ thời gian là làm chủ được cuộc đời” sẽ không bao giờ nhận ra tiềm năng to lớn trong con người họ. Thời gian chính là vị thần công lý vĩ đại. Bất luận chúng ta thuộc tầng lớp nào trong xã hội, dù sống ở Texas hay Tokyo, chúng ta cũng đều có hai mươi bốn giờ trong một ngày như nhau. Điều tạo nên sự khác biệt giữa những người có cuộc sống phi thường và những người có cuộc sống bình thường chính là cách họ sử dụng khoảng thời gian ấy.” Trích" Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari – Hành trình tìm về sức mạnh vô biên" (Theo First News)Thông hiểu Theo tác giả, cái gì là tài sản quý giá nhất cuộc sống này?