30 đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2022 có lời giải (Đề 30)

  • 34840 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:

Con nhà nghèo chả có gì chơi

Tôi và Gái chỉ thẩn tha gốc ổi

Thương cây chiều nào cũng tưới

Cứ mỗi lần hai gánh ống bơ.

Bắt được chú gà sa nước gạo đêm qua

Cũng hì hục khiêng chôn bón gốc.

Cây còn nhỏ có đâu bóng mát

Mới ngang vai, cành chẽ chữ Y dài,

Thằng cu San cuối xóm ngõ ngoài,

Lăm le toan trộm cnàh làm súng.

Biết chuyện đó chúng tôi tức lắm

Bàn với nhau rào gốc cây luôn.

 

Thoắt đó mà đã vụt lớn khôn

Đi họp phóng viên, các bạn gọi tôi “đồng chí”

Nhưng trong kỷ niệm ngày thơ luôn vẫn bé

(Đứa trẻ có lớn lên trong ảnh bao giờ)

Thằng cu San vẫn đen thấp như xưa

Cái Gái – bạn nghèo thân hình gầy gõ

Và cây ổi vẫn khẳng khiu trước ngõ

Mới ngang vai, cành chữ chữ Y dài

Ôi cây nhỏ chưa tròn bóng mát

Suốt nẻo đường tôi bước vẫn che tôi

 

Tôi lại về đây – đã tám năm rồi

Tất cả thân quen – sao mới lạ:

Cái Gái – gánh ống bơ tưới cây ngày nhỏ

Giờ chỉ huy đội thủy lợi trong làng

Một vùng chiêm khê đã thêm vụ mùa vàng

Còn “cu San” – hẳn chả cần chạc ổi

Cây súng nâng niu từ lên xã đội

Đã giúp anh hạ một “con ma”

Chiến công này rạng rỡ thôn ta

Và cây ổi dây cành xòe rợp ngõ

(Nơi tụ tập của lớp sau tuổi nhỏ)

Lá xnah um trĩu trịt quả vàng

Con chào mào ngọt giọng hót vang

Vị thơm lự lơi rơi theo từng hạt.

Ôi những ngày xa quê thấy mình khôn lớn

Đâu biết quê hương còn lớn hơn mình.

(Gốc cây ngày bé, Xuân Quỳnh, trích tập thơ Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, 1968)

Nêu tên hai phuơng thức biểu đạt chính của văn bản.

Xem đáp án

Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm và tự sự.


Câu 2:

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Ôi cây nhỏ chưa tròn bóng mát/ Suốt nẻo đường tôi bước vẫn che tôi.

Xem đáp án

Biện pháp tu từ: Ẩn dụ “che”: từ hành động che (tránh cho mưa nắng tác động đến con người) thành ý nghĩa che chở, làm điểm tựa tinh thần.

- Tác dụng:

+ Giúp lời thơ trở nên hình ảnh, giàu sức gợi, sức biểu cảm.

+ Bộc lộ những suy nghĩ chân thành của tác giả khi nghĩ về cây ổi gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu. Đó là động lực, là điểm tựa tinh thần cho nguời chiến sĩ có thêm sức mạnh để dấn bước trên chặng đường chiến đấu.


Câu 3:

Nêu nhận xét về giọng điệu của nhân vật trữ tình trong văn bản.

Xem đáp án

Bằng giọng điệu kể chuyện tâm tình thân mật, nhân vật trữ tình gửi gắm không chỉ những cảm xúc và kí ức của tuổi thơ mà còn biểu hiện được sự trưởng thành của bản thân và quê hương qua những đổi thay theo năm tháng. Nhịp thơ chậm rãi, nhịp nhàng là lời sẻ chia hết sức chân thành, tự nhiên về những kỉ niệm ngày thơ ấu, khơi gợi sự đồng điệu của người đọc bởi những điều giản dị mà quý giá.


Câu 4:

Anh/Chị hiểu thế nào ý thơ: “Ôi những ngày xa quê thay mình khôn lớn/Đâu biết quê hương còn lớn hơn mình”.

Xem đáp án

Thí sinh chủ động trình bày quan điểm của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

- Nội dung: trình bày cảm nhận của mình về ý thơ: Sự trưởng thành của nhân vật trữ tình cũng như của quê hương đất nước trong kháng chiến.

- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8 – 10 dòng, diễn đạt mạch lạc.

Gợi ý:

Thời gian làm mọi đứa trẻ trưởng thành, cũng như làm mọi thứ thay đổi. Xuân Quỳnh viêt: “Ôi những ngày xa quê thấy mình khôn lớn/ Đâu biết quê hương còn lớn hơn mình” khi chị đang cùng dân tộc trải qua những tháng ngày sống dọc chiến hào. Nhân vật trữ tình từ một cô gái quê bé nhỏ đã thành đồng chí, thành chiến sĩ, đã tự thấy những đổi thay trong hình hài, vóc dáng, trong những suy nghĩ và hành động. Nhưng quê hương còn lớn hơn. Quê hương với nhân vật trữ tình là người bạn thuở nhỏ “gầy gõ”, “đen thấp” đã thành chỉ huy thủy lợi, thành xã đội, là cây ổi từ cành ngang vai nay đã xòe rợp ngõ. Quan niệm về quê hương của chị vừa giản dị, vừa sâu sắc. Có thể nói, chính thời gian và cuộc kháng chiến đã khiến chị nhận ra rõ nét hơn sự lớn lên của bản thân và quê hương mình.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Viết đoạn văn bàn luận với chủ đề: Quê hương trong ta, khi xa và khi gần.

Xem đáp án

Ÿ Yêu cầu chung:

- Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;

+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;

+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;

+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;

+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;

+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Ÿ Yêu cầu cụ thể:

Hệ thống ý

Dẫn dắt

- Nêu từ khóa: quê hương trong ta

Giải thích

- Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi gắn bó với tuổi thơ.

- Hiểu rộng ra quê hương là nơi xuất thân, nơi cội nguồn của mỗi người.

Phân tích

- Tình yêu quê hương được biểu hiện như thế nào khi xa cũng như khi gần?

+ Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng, là một sự gắn bó rất tự nhiên và cũng rất nhân văn.

+ Khi gần, tình yêu quê là sự gắn bó, thân thuộc, là kỷ niệm tích lũy mỗi ngày, là môi trường sống, là ngôi nhà, là chốn đi về.

+ Khi xa, tình yêu quê là nỗi nhớ, là ước muốn được trở về, là kí ức quý giá,...

+ Khi xa hay gần đều có điểm chung: niềm tự hào, tôn trọng, thương yêu,...

- Vì sao trong thế giới phẳng, con người vẫn cần có quê hương?

+ Vì quê hương như một ngôi nhà lớn, có những con người cùng những điểm chung với mình, cùng gắn bó với một mảnh đất.

+ Vì quê hương bồi đắp cho tâm hồn con người những xúc cảm vô cùng đáng quý.

+ Vì quê hương là chốn đi về.

Phản biện

Có những người khi đi xa lại có thái độ phủ nhận, quay lưng lại với quê hương

→ sự bơ vơ của tâm hồn.

Liên hệ

- Bài học/Liên hệ + Từ khóa.

Hiểu được sự thiêng liêng của hai tiếng “quê hương”.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

T

2 năm trước

Tan Phat Dinh

C

1 năm trước

Cao Khanh

T

1 năm trước

Thiên's Sầu's

2

8 tháng trước

23.Nguyễn Khánh Ngân

Bình luận


Bình luận