30 đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2022 có lời giải (Đề 15)

  • 35239 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

                                           Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

                                           Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí

                                           Óc nghĩ suy không thể mượn vay

                                           Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay

                                           Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.

                                           Ta tin ở sức mình, vô hạn

                                           Như ta tin ở tuổi 25

                                           Của chúng ta là tuần trăng rằm

                                           Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.

                                           Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại

                                           Những sông Thương bên đục, bên trong

                                           Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng

                                           Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại...

(Trích Tuổi 25 của Tố Hữu, sách Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc, NXB văn học, tr332)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Xem đáp án

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là biểu cảm.


Câu 2:

Nêu chủ đề của văn bản.

Xem đáp án

Chủ đề của văn bản này: sự tin tưởng vào sức mạnh, sự tự chủ của thế hệ mình - những con người trẻ tuổi - trong công cuộc tiếp nối lịch sử hào hùng của dân tộc.


Câu 3:

Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí/ Óc nghĩ suy không thể mượn vay?

Xem đáp án

Hai câu thơ: “vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí/ Óc nghĩ suy không thể mượn vay” thể hiện quan điểm, suy nghĩ của tác giả Tố Hữu:

+ Chân lý là những sự thật hiển nhiên, không gì có thể thay đổi được, cho dù đó là sức mạnh của cải hay uy quyền.

+ Khả năng tư duy và nhìn nhận vấn đề của con người chỉ phụ thuộc vào chính họ, không ai có quyền chỉ bảo hay chi phối.

+ Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh về những chân lý, những sự thật lịch sử, những tri thức nhân loại cần được nhìn nhận và tiếp thu bằng lăng kính công bằng và sáng trong nhất, bằng sự tự chủ của mỗi cá nhân.


Câu 4:

Nhà thơ đã gửi gắm thông điệp gì qua ý thơ cuối: “Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại…”

Xem đáp án

Nhà thơ đã gửi gắm thông điệp giàu ý nghĩa qua ý thơ cuối: “Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại…”

+Hình ảnh sông Hồng vừa gợi sự thân thuộc, lại vừa kỳ vĩ, lớn lao.

+ Dù có những thăng trầm, đục trong qua những chặng đường, thì lịch sử dân tộc Việt Nam vẫn chảy xuôi như dòng sông Hồng vĩ đại, vẫn liền mạch với dòng chảy trôi của thời gian vĩnh cửu, trường tồn.

+ Qua đó, tác giả thể hiện niềm tự hào cũng như sự tin tưởng vào tương lai bền vững của đất nước.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Hãy viết 01 đọan văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của khát vọng tuổi trẻ.

Xem đáp án
  • Yêu cầu chung:

- Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;

+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;

+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hơp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

– Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;

+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kếtc;

+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;

+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

  • Yêu cầu cụ thể:

Hệ thống ý

Dẫn dắt

– Nêu từ khóa: niềm tin vào khát vọng tuổi trẻ

Giải thích

– Khát vọng là những điều đẹp đẽ, những hoài bão và lý tưởng cao đẹp mà mình khao khát đạt được

Phân tích

Khát vọng tuổi trẻ như thế nào?

+ Khát vọng tuổi trẻ trước tiên là những hoài bão cá nhân, mong muốn khẳng định năng lực và vị thế cá nhân. (dẫn chứng)

+ Khát vọng tuổi trẻ hiểu rộng ra còn là khát vọng chung của cả một thế hệ những con người trẻ tuổi. Họ là chủ nhân của đất nước, với những hoài bão xây dựng và cống hiến vô cùng đáng quý; bảo vệ và phát triển đất nước.

– Vì sao cần có niềm tin vào khát vọng tuổi trẻ?

+ Vì tuổi trẻ là thế hệ chủ nhân tương lai, họ là chủ nhân của bánh lái con tàu đất nước trong những năm tháng tiếp theo.

+ Vì họ nắm trong tay mình sức mạnh của thanh xuân, của lòng nhiệt huyết, của tri thức,…

Phản biện

– Có những bạn trẻ chỉ hưởng thụ, chưa có khát vọng và lý tưởng sống.

– Lại có những khát vọng quá xa vời, duy ý chí và thiếu thực tế.

Liên hệ

– Bài học/Liên hệ + Từ khóa.

Khát vọng tuổi trẻ giúp bạn sống có định hướng và đam mê. Hãy mạnh dạn hòa vào dòng chảy cuộc sống với những khát vọng tuổi trẻ bởi “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Hãy sống hết mình với những khát vọng!


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

T

2 năm trước

Tan Phat Dinh

C

1 năm trước

Cao Khanh

T

1 năm trước

Thiên's Sầu's

2

9 tháng trước

23.Nguyễn Khánh Ngân

Bình luận


Bình luận