30 đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2022 có lời giải (Đề 27)

  • 35154 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:

Khi bạn viết một mẫu chuyện vui, quên ghi tên. Một sự quên thật đáng yêu. Bài được in, không thể nhận nhuận bút. Sự quên này trở thành đáng tiếc.

Quên xin lỗi, quên cảm ơn trở thành sự bình thường khi xã hội thiếu văn minh.

“Ta thường tới bữa quên ăn” là sự quên của người anh hung yêu nước nồng nàn, đang gánh trên vai xã tắc lâm nguy.

 Ngồi đan sọt mải lo việc nước mà quên ngọn giáo đân vào đùi là sự quên vì nghĩa lớn của người dân Việt bình thường và thời nào cũng có.

 Quên mình đang tắm, tồng ngồng chạy ra đường để kêu lên “Eureka” là sự quên đầy huyền thoại khi đã trao mình cho sự tiến bộ của trí tuệ nhân loại.

Quên mạng sống trên giàn lửa là để đặt loài người trước một  nỗi nhớ, rằng, đừng bao giờ đem tòa án dị giáo đặt vào lòng người, bởi dẫu có tram ngàn mạng sống ngã xuống thì trái đất này vẫn quay.

Quên là khi nhều tháng rồi ta không qua con đường cũ, là khi “bàn chân đã lãng quên con đường nhỏ” dù lòng vẫn còn thương. Hoa vẫn nở, cây sen đá vẫn còn. Nhưng bài hát cho em giờ đã hát cho mọi người nghe (hoặc một mình nghe) …

Quên là niềm riêng. Nhớ là nhớ phép cộng. Là sự cao thượng, là một thời “cây cải đắng quên lòng mình đắng, nở hoa vàng dọc để suối ong bay”.

Quên đi! Khi chúng ta – thế hệ học trò mới lớn nói “quên đi!” cũng là khi phải quên đi để mà nhớ. Quên đi để refresh, để reset, để dọn lại ổ đĩa. Là khi phải quên cái mai rùa bao cấp cũ kĩ để đổi mới tư duy, để đo găng tay đôi với thị trường.

Quên là khi được tặng cái giấy khen mà làm mất. Đó là sự muốn quên đầy xót xa. Quên là khi sinh viên mới ra trường, không có kinh nghiệm thực tế nhiều, đi xin “việc mà không ai muốn nhận, dù học giỏi. Đó là một sự quên đầy cay đắng.

Bất hạnh thay là phải quên người tặng quà cho ta.

Bất hạnh thay là phải quên nơi đã dạy dỗ ta.

Người ta khóc vì nhớ. Và cũng đã khóc vì quên. Không biết trong số chúng ta có ai là phải khóc vì quên? Mong rằng sẽ không có bạn trong số đó, hỡi những người bạn yêu quý của tôi!

                          (Dẫn theo Facebook Đoàn Công Lê Huy, ngày 21/7/2014)

Tác giả đã dẫn ra những nỗi quên nào mà theo anh/chị là nỗi quên đáng quý, đáng trân trọng?

Xem đáp án

Tác giả đã dẫn ra những nỗi quên đáng quý, đáng trân trọng:

+ Nỗi quên của Trần Hưng Đạo khi lo việc nước: “Ta thường tới bữa quên ăn ” là sự quên của người anh hùng yêu nước nồng nàn, đang gánh trên vai xã tắc lâm nguy.

+ Nỗi quên của Phạm Ngũ Lão khi đang ngẫm việc đánh thù xâm lăng: Ngồi đan sọt mải lo việc nước mà quên ngọn giáo đâm vào đùi là sự quên vì nghĩa lớn của người dân Việt bình thường và thời nào củng có.

+ Nỗi quên của nhà bác học Ac-si-met khi tìm ra lực đẩy của nước: Quên mình đang tắm, tồng ngồng chạy ra đường đê kêu lên “Eureka ” là sự quên đầy huyền thoại khi đã trao mình cho sự tiến bộ của tri tuệ nhân loại.

+ Nỗi quên của nhà khoa học Ga-li-lê khi đứng trước án treo cổ: Quên mạng sống trên giàn lửa là để đặt loài người trước một nỗi nhớ, rằng, đừng bao giờ đem tòa án dị giáo đặt vào lòng người, bởi dẫu có trăm ngàn mạng sống ngã xuống thì trái đất này vẫn quay.

+ Nỗi quên của nhân vật trữ tình trong bài hát của nhạc sĩ Thanh Tùng: Quên là khi nhiều tháng rồi ta không đi qua con đường cũ, là khi “bàn chân đã lãng quên con đường nhỏ” dù lòng vẫn còn thương. Hoa vẫn nở, cây sen đá vẫn còn. Nhưng bài hát cho em giờ đã hát cho mọi người nghe (hoặc một mình nghe) ...


Câu 2:

Anh/chị hiểu thế nào về quan niệm: “Quên là niềm riêng. Nhớ là nhớ phép cộng”?

Xem đáp án

Tác giả viết: “Quên là niềm riêng. Nhớ là nhớ phép cộng” - một định nghĩa vừa nói lên bản chất của vấn đề, vừa nêu lên tâm trạng của người nhớ, kẻ quên. Quên là niềm riêng, là sự bất lực của trí tuệ và cảm xúc, không chia sẻ được cùng ai. Và nhớ lại như trong phép cộng có nhớ, chứa sự lan tỏa những giá trị, sự chia sẻ và ghi nhận.


Câu 3:

Trình bày quan điểm của anh/chị về vai trò của việc: “Quên đi để refresh, để reset, để dọn lại ổ đĩa”.

Xem đáp án

“Quên đi để refresh, để reset, để dọn lại đĩa” có nghĩa là một sự quên có chủ đích, xóa đi những tri thức, những xúc cảm không đem lại cho cuộc sống những giá trị tích cực. Sự quên này quan trọng đến nỗi nếu không có những thao tác ấy, con người như một chiếc túi đã đầy, chẳng còn đủ mong muốn và năng lực để chứa thêm bất kì điều diệu kì mới mẻ nào nữa. Bởi vậy, quên đi là cho mình những cơ hội để nhớ những-điều-tuyệt-vời-khác.


Câu 4:

Theo anh/chị, “quên đi quá khứ, hướng tới tương lai” nên được hiểu như thế nào?

Xem đáp án

Thí sinh chủ động trình bày quan điểm của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

- Nội dung: trình bày được cách hiểu của bản thân về nhận định và bàn luận ngắn gọn.

- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8 – 10 dòng, diễn đạt mạch lạc.

Gợi ý:

“Quên đi quá khứ, hướng tới tương lai” là một khẩu hiệu quen thuộc ta có thể nghe thấy trong nhiều hoàn cảnh. Khi người ta cần hữu nghị hóa nền ngoại giao của hai quốc gia từng xung đột. Khi người ta cần bắt đầu một mối quan hệ yêu đương mới sau đổ vỡ tủi buồn. Khi người ta định xây dựng một sự nghiệp sau thất bại đắng cay. Điều đó là cần thiết. Nhưng quên đi quá khứ là bỏ qua những xúc cảm tiêu cực cho một khởi đầu khác, chứ không phải phủ nhận những gì đã diễn ra. Và như ta đã biết, mọi thứ dù vui hay buồn đều cho ta một điều: kí ức. Kí là nhớ, ức là lưu lại trong tâm trí. Gói gọn quá khứ vào trong tâm trí và hướng tới tương lai!


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Kẻ thành công là kẻ không bao giờ biết ngủ quên trên chiến thắng. Trình bày quan điểm của anh/chị.

Xem đáp án

Ÿ Yêu cầu chung:

- Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;

+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;

+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;

+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;

+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;

+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Ÿ Yêu cầu cụ thể:

Hệ thống ý

Dẫn dắt

- Nêu từ khóa: Kẻ thành công là kẻ không bao giờ biết ngủ quên trên chiến thắng.

Giải thích

- Thành công: đạt được mục đích, ước mơ của mình.

- Ngủ quên trên chiến thắng: hạnh phúc và mải mê với chiến thắng mà ngừng phấn đấu, mà chủ quan, tự hài lòng.

Phân tích

- Như thế nào là ngủ quên trên chiến thắng?

+ Là tự hài lòng với thành công của mình và dừng lại tại điểm đó. (dẫn chứng).

+ Những người thành công là người luôn biết nỗ lực không ngừng, biết đặt ra những mục tiêu mới sau khi gặt hái được thành tựu nhất định, (dẫn chứng).

- Vì sao kẻ thành công là kẻ không bao giờ biết ngủ quên trên chiến thẳng?

+ Vì trong xã hội luôn tiến lên, bạn dừng lại tức là bạn đang bị đẩy lùi lại phía sau.

+ Vì tự hài lòng khiến bạn mất dần năng lượng và khả năng phấn đấu.

Phản biện

- Mỗi người có một mục tiêu, nếu cứ phải vươn lên mãi sẽ rất mệt mỏi.

+ Khi đạt được hoài bão, bạn có thể tận hưởng niềm vui sướng đó.

+ Nhưng nếu bạn tự mãn và không kiếm soát được bản thân, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái thờ ơ với chính những điều mình đạt được.

Liên hệ

- Bài học/Liên hệ + Từ khóa.

Hãy làm chủ bản thân, đề ra những mục tiêu mới sau chiến thắng và mở mang giới hạn chinh phục của bản thân.


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

T

2 năm trước

Tan Phat Dinh

C

1 năm trước

Cao Khanh

T

1 năm trước

Thiên's Sầu's

2

9 tháng trước

23.Nguyễn Khánh Ngân

Bình luận


Bình luận