Danh sách câu hỏi

Có 1,831,239 câu hỏi trên 36,625 trang
Các nhà khoa học thiết kế một thí nghiệm bằng cách tạo các bể nuôi cá tuyết và đánh giá ảnh hưởng của điều kiện nuôi đến tập tính và khả năng sống sót của động vật. - Đầu tiên, 4 nhóm cá con được nuôi ở một trong các điều kiện sau đây: + Điều kiện (1): bể nuôi không lót thêm đáy và luôn được cung cấp thức ăn tại một điểm. + Điều kiện (2): bể nuôi không lót thêm đáy và được cung cấp thức ăn thay đổi theo không gian và thời gian. + Điều kiện (3): bể nuôi lót thêm sỏi, cỏ biển ở đáy và luôn có thức ăn ổn định. + Điều kiện (4): bể nuôi lót đáy như môi trường tự nhiên và được cung cấp thức ăn không ổn định. Kết quả cho thấy cá nuôi ở điều kiện (1) sinh trưởng nhanh hơn so với cá ở các nhóm còn lại. - Tiếp theo, bốn nhóm cá được đặt vào môi trường kích thích bằng động vật ăn thịt và thời gian để phục hồi hoạt động sinh lí bình thường. Kết quả sau khi kích thích được thể hiện trong biểu đồ Hình 26.1. a) Hai yếu tố môi trường nào là tiêu chí lựa chọn để bố trí thí nghiệm của các nhà khoa học? Giải thích. b) Điều kiện môi trường như thế nào sẽ làm cho cá thích nghi tốt hơn khi được thả về môi trường tự nhiên.
Trong quá trình nghiên cứu về diễn thế sinh thái xảy ra trong một khu rừng vừa chặt cây lấy gỗ (các giai đoạn sau đó là sự phát triển tự nhiên của rừng), các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng trong giai đoạn muộn của diễn thế (gồm các quần thể cây sống lâu năm) một lượng khoáng sẽ bị tổn thất cao hơn so với các giai đoạn trung gian (sau khi xảy ra sự xáo trộn sinh thái). Kết quả nghiên cứu khả năng lưu giữ chất dinh dưỡng của cánh rừng này thể hiện như Bảng 25.3. Biết rằng, sự thất thoát chất dinh dưỡng một phần liên quan đến sự hấp thụ của thực vật. Sự hấp thụ lại liên quan đến tốc độ tăng trưởng của cây trồng (sản lượng sơ cấp).   a) Giai đoạn trung gian hay giai đoạn muộn (gồm các quần thể cây sống lâu năm) của diễn thế sinh thái sau khi có sự xáo trộn có tốc độ tăng trưởng thực vật (sản lượng sơ cấp) cao hơn? Vì sao? b) Dữ liệu thu được trong kết quả nghiên cứu có ủng hộ những nghi ngờ của các nhà khoa học trước đó về sự thất thoát chất dinh dưỡng giữa các quần xã rừng giai đoạn trung gian và muộn của diễn thế không? Mô tả sự thay đổi đó. c) Có phải tất cả các yếu tố đều thể hiện cùng một kiểu thất thoát đối với các quần xã kế tiếp trong giai đoạn trung gian và muộn không? Giải thích. d) Một số dân tộc miền núi thường đốt rẫy để lấy đất trồng cây lương thực, nhưng chỉ canh tác được vài năm rồi lại phải chuyển đi nơi khác. Hãy cho biết bà con nông dân phải làm gì để có thể trồng các cây lương thực lâu dài mà không phải chuyển đi nơi khác? Giải thích.
Đọc đoạn thông tin sau: Trong một quần xã biển ở Nam Cực, sinh vật sản xuất chủ yếu là thực vật phù du, chúng là nguồn thức ăn của các động vật phù du, đặc biệt là tôm biển và thủy tao (động vật chân kiếm), tôm biển cũng có thể sử dụng thuỷ tao làm thức ăn. Các loài động vật phù du lại tiếp tục là thức ăn của các động vật ăn thịt như: động vật phù du ăn thịt, chim cánh cụt và cá. Tôm còn là thức ăn của loài hải cẩu ăn cua và cá voi Baleen. Mực ống cũng là động vật ăn thịt, chúng ăn cá, các động vật phù du ăn thịt và thủy tao. Cá cũng có thể ăn mực và động vật phù du ăn thịt. Tiếp theo, mực ống lại là thức ăn của hải cẩu voi, hải cẩu Leopard, chim cánh cụt và một số loài cá voi như cá voi răng nhỏ. Cá voi răng nhỏ sử dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau như: hải cẩu ăn cua, chim, hải cẩu Leopard và hải cẩu voi. Khi con người đánh bắt cá và mực để làm thức ăn thì họ trở thành mắt xích của bậc dinh dưỡng cao nhất trong lưới thức ăn. a) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài có trong đoạn thông tin trên. b) Với lưới thức ăn vừa vẽ được, hãy cho biết: - Chuỗi thức ăn nào dài nhất? Có bao nhiêu mắt xích? - Mắt xích nào tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất? - Loài mực có bậc dinh dưỡng là bao nhiêu? - Trong lưới thức ăn này, loài nào là sinh vật ăn tạp?