Danh sách câu hỏi
Có 3444 câu hỏi trên 69 trang
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Vai hề đóng vai trò quan trọng trong các vở chèo vì trào lộng là một đặc trưng của loại hình nghệ thuật này, tương tự như sân khấu cổ truyền các nước Đông Nam Á khác. Hề cốt mua vui cho khán giả, nhất là trong các vở có cảnh buồn. Theo quan niệm sân khấu của Sếch-xpia (Shakespeare), đời là sự pha trộn của hạnh phúc và khổ đau. Trong chèo, vai hề và các cảnh vui cười là dịp để cho người dân đả kích những thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến, kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong xóm làng. Hề chèo được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa châu Âu. [...]
Có hai loại nhân vật trào phúng trong chèo: loại chính là hề, bao gồm hề mồi
(hề nhảy múa không dùng gậy) và hề gậy (hề nhảy múa với gậy), thường là người hầu. Loại thứ hai có thể xuất hiện trong nhiều vai khác nhau, chẳng hạn như thầy bói, cô đồng, lão say, xã trưởng. Đôi khi những nhân vật này gây ra tiếng cười không liên quan trực tiếp đến vở diễn, vì hề (hay thầy bói, lão say,...) có thể bình luận về các nhân vật, về xã hội nói chung.
(Hữu Ngọc, Lady Borton (Chủ biên), Chèo (Popular theatre), NXB Thế giới, Hà Nội, 2008, tr. 21 — 22)
Thông tin chính mà đoạn trích đưa lại là gì?
Đọc lại đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Con gà rừng ăn lẫn với công,
Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
Mà để láng giềng ai hay?
Bông bông dắt, bông bông díu,
Xa xa lắc, xa xa líu,
Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.
Chờ cho bông lúa chín vàng,
Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.
Bông bông dắt, bông bông díu,
Xa xa lắc, xa xa líu,
Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.
(Xuý Vân giả dại, trích Kim Nham, Ngữ văn 10, tập một, tr. 129)
Xác định dòng tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong lời thoại. Dòng tâm trạng này có thuần nhất không? Dựa vào đâu để nhận xét như vậy?