Danh sách câu hỏi

Có 14057 câu hỏi trên 282 trang
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:                                                Trước cái xa xanh thanh khiết không lời                                                Cái hào hiệp ngang tàng của gió                                                Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ                                                Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời                                                Cái giản đơn sâu sắc như đời                                                Cái trời kia biển mãi gọi người đi                                                Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng                                                Vầng trán mặt giọt mồ hôi cay đắng                                                Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm                                                Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng                                                Bay trên biển như bồ câu trên đất                                                Biển dư sức và người không biết mệt                                                Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa                                                Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi (Trước biển, Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, 1985, tr. 391) Mối quan hệ giữa “biển” và “người” trong đoạn thơ là mối quan hệ như thế nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen (Seine) của Pa-ri (Paris), sông Đa-nuýp (Danube) của Bu-đa-pét (Budapest); sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương toả đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập loè trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được.  (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường) Đoạn trích trên miêu tả hình ảnh sông Hương ở không gian nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Bạn bước vào rạp chiếu bóng cùng với vài người bạn […]. Có điều gì đó rất thần bí đang diễn ra. Bạn có ấn tượng tưởng như mình đang thấy một hình ảnh chuyển động, song nó chỉ là một ảo ảnh. Hình ảnh chuyển động liên tục mà bạn trông thấy đó bao gồm hàng ngàn những ảnh tĩnh có tên gọi là khuôn hình, giữa chúng khác nhau rất ít, được chiếu lên màn ảnh trong một chuỗi tiếp nối rất nhanh. Mắt chúng ta bỏ qua những khoảng cách mà chỉ nhìn thấy những ánh sáng liên tục từ một chuỗi những hình ảnh tĩnh […]. Vậy cái gì đã khiến một bộ phim chuyển động? Chẳng ai đưa ra được câu trả lời đầy đủ. Nhiều người suy đoán rằng sở dĩ có hiệu quả đó là do “sự đeo bám dai dẳng của thị giác” theo chiều hướng một hình ảnh lưu lại ngắn ngủi trên con ngươi mắt. Tuy nhiên, nếu đó đúng là nguyên nhân chính, thì chúng ta sẽ thấy nhòe nhoẹt rối mắt những tấm ảnh bất động, lộ sáng nhiều lần chứ không phải là hành động trôi chảy. Hiện thời các nhà nghiên cứu tin rằng đã có hai quá trình tâm lí tham dự vào chuyển động của phim ảnh: Sự hội tụ ánh sáng cực hạn và sự chuyển động rõ rệt. (David Borwell & Kristin Thompson, Nghệ thuật điện ảnh, NXB Giáo dục, 2008) Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: Sớm hôm sau, lính tỉnh dẫn đến cửa ngục thất sáu tên tù mà công văn chiều hôm qua đã báo trước cho ngục quan biết rõ tên tuổi, làng xóm và tội hình. Sáu phạm nhân mang chung một chiếc gông dài tám thước. Cái thang dài ấy đặt ngang trên sáu bộ vai gầy. Cái thang gỗ lim nặng, đóng khung lấy sáu cái cổ phiến loạn, nếu đem bắc lên mỏ cân, có thể nặng đến bảy, tám tạ. Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù. Gỗ thân gông đã cũ và mồ hôi cổ, mồ hôi tay kẻ phải đeo nó đã phủ lên một nước quang dầu bóng loáng. Những đoạn gông đã bóng thì loáng như có người đánh lá chuối khô. Những đoạn không bóng thì lại xỉn lại những chất ghét đen sánh. Trong khi chờ đợi cửa ngục mở rộng, Huấn Cao, đứng đầu gông, quay cổ lại bảo mấy bạn đồng chí: – Rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi. Phải dỗ gông đi. Sáu người đều qùy cả xuống đất, hai tay ôm lấy thành gông đầu cúi cả về phía trước. Một tên lính áp giải đùa một câu: – Các người chả phải tập nữa. Mai mốt chi đây sẽ có người sành sỏi dẫn các người ra làm trò ở pháp trường. Bấy giờ tha hồ mà tập. Đứng dậy không ông lại phết cho mấy hèo bây giờ. Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen.                                                                                      (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) Đoạn trích trên thể hiện nét tính cách gì ở nhân vật Huấn Cao?