Danh sách câu hỏi

Có 3023 câu hỏi trên 61 trang
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Tôi ru con gái tôi À ơi con ngủ cho ngoanĐắp chăn rồi bố mắc màn cho conNửa đời nước nước non nonCon vừa một tuổi, bố tròn bốn mươiNửa đời đi ngược về xuôiĐêm nay bố ngắm con cười trong mơMôi hồng, da trắng, tóc tơBố cho máu đỏ, mẹ cho hình hàiTrời cho tính nết sau nàyCầu cho con những khéo tay, dịu dàngTrong đêm con thở nhẹ nhàngCầu cho con khỏi bần hàn mai sauÀ ơi con ngủ cho lâuCầu cho con chẳng một câu luỵ ngườiÀ ơi thân gái ở đờiNhững nơi tục luỵ con thời tránh xa"Thiện căn ở tại lòng ta"Mạnh hơn lẽ quỷ lời ma dọc đườngÀ ơi thương đến là thươngCầu cho Thánh Thiện dẫn đường con điĐừng ham ngũ sắc làm chiTrời xanh muôn thuở có gì cũ đâuĐò đầy, phá rộng, sông sâuCó qua thì lúc bạc đầu hãy quaYêu thơ cùng với yêu hoaCũng đừng yêu quá như là bố yêuỞ nhà biết vá biết thêuRa đường kẻ ghẹo người trêu mặc ngườiÀ ơi thân gửi ở đờiCổ kim đâu cũng quý người thuỷ chungCâu rằng, chị ngã em nângLà qua hết được mọi vùng khó quaĐi cùng con lúc tuổi hoaĐời người ngắn lắm! Bố già đến nơiNay mai trời gọi lên trờiCũng là đã có mấy lời cho conÀ ơi máu đỏ như sonMai sau con lớn, con còn nhớ chăng? (Đỗ Trung Lai) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:            Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn có nhu cầu đó nữa thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi và cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc, mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy, nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công việc lớn. (Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, Tạp chí điện tử tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Em tên là Phương, du học sinh đang trầy trật để thi đậu mấy môn cuối và tìm việc. Còn nửa kia của em là ngữ văn. Bọn em đã bên nhau được 12 năm, mà tạm xa rời vì bây giờ em đã có nhiều bạn khác thú vị hơn. Nguyên nhân khiến cho em viết lách, giao tiếp và phản biện vô cùng kém so với những đứa bạn đến từ các nước khác. Bởi: Thứ nhất: Tính gia trưởng Đề bài yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về một vấn đề/tác phẩm, nhưng nếu cảm nghĩ của học sinh mà không giống với bảng điểm là “không có ý để chấm”. Điều này dẫn đến 1.000 học sinh sản xuất ra 1.000 phiên bản khác nhau vài cái chấm phẩy. Như vậy, từ trong trường lớp học sinh đã bị hạn chế chuyện nêu ra ý kiến của mình! Thứ hai: Hay mơ mộng Mình cảm thấy chuyện học văn rất hữu ích, vì trong cuộc sống mình sử dụng văn nhiều hơn toán. Ví dụ nhé! Mình bị lạc mất con mèo và muốn nhờ mọi người giúp, thế thì phải biết sử dụng văn miêu tả làm sao cho người ta tưởng tượng ra con mèo nhà mình. Thế nhưng mèo ở Việt Nam, 100 con thì tới 99 con có đôi mắt như hai hòn bi ve! (…) Kết: Hãy trở thành một nửa lý tưởng của mọi bạn đời, chứ đừng là kẻ lúc nào cũng bị ly dị sau 12 năm gắn bó. (Lược trích bài viết của Lê Uyên Phương, https://thanhnien.vn/giao-duc/) Đặt một nhan đề phù hợp cho văn bản.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chối một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúỵ Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại. Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khoẻ. Dùng những hình ảnh bình dị để nói lên mùa đông ở Việt Nam, tôi cho không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô nhiều hành khách quây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún nhẩy như trẻ em đang thú đời […] Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư ... Có khi một cái tên tật nguyền trên thân thể người bán phở được cảm tình quần chúng thân mật nhắc lại thành một cái tên hiệu : phở Gù, phở Lắp, phở Sứt ... cái khuyết điểm trên hình thù ấy đã chuyển thành một cái uy tín trong nghề bán miếng chín mà lưu danh một thời trên cửa miệng những người sành. Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà Nội có nhiều sáng kiến để đặt tên cho những người họ yêu tin […] Hương vị phở vẫn như xa xưa, nhưng cái tâm hồn người ăn phở ngày nay, đã sáng sủa và lành mạnh hơn nhiều ... Ngày trước, anh hàng phở có tiếng rao, có người rao nghe quạnh hiu như tiếng bánh dày giò đêm đông tội lỗi trong ngõ khuất; có người rao lên nghe vui rền. Tại sao, bây giờ Hà Nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi? Có những lúc, tôi muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những cái tiếng rao hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thư quà miếng chín trên toàn cõi quê hương chúng ta. Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy * (Phở, Nguyễn Tuân, Báo Văn số 1, 10-5-1957, và số 2, 17-5-1957. In lại trong Cảnh sắc và hương vị đất nước, NXB Tác Phẩm Mới, 1988) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Tại sao em nhận ra phương thức biểu đạt này?