15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 3)

  • 9375 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Cho các khí sau: Cl2, CO2, H2S, SO2, N2, C2H4, O2. Số chất khí làm mất màu nước Br2

Xem đáp án

Đáp án D

Các chất khí làm mất màu nước Br2 là: Cl2, H2S, SO2, C2H4

Phương trình phản ứng:

Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 10HCl + 2HBrO3

H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

C2H4 + Br2 → BrCH2CH2Br

Note

Những chất làm mất màu dung dịch nước Br2:

- Cl2, H2S, SO2

- Hợp chất có nối đôi, nối ba của C với C

- Andehit, các hợp chất tương tự có nhóm CHO như: Glucozơ; HCOOH; HCOOR; HCOOM

- Phenol; Anilin


Câu 2:

Dung dịch nào sau đây làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+.

Vậy Na2CO3 được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu


Câu 4:

Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

A đúng. Phương trình phản ứng:

CaF2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HF

B sai. Trong thí nghiệm trên, dung dịch H2SO4 có nồng độ đặc và NaCl ở thể rắn.

C đúng. HBr có tính khử mạnh, nếu tạo thành sẽ phản ứng ngay với H2SO4 đặc nóng.

D đúng. Phương trình phản ứng:

2NaCl(r) + H2SO4(l) to Na2SO4(l) + 2HCl(k)


Câu 5:

Cho phản ứng: Na2S2O3(l) + H2SO4(l) → Na2SO4(l) + SO2(k) + S(r) + H2O(l)?

Khi thay đổi một trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) tăng nồng độ Na2S2O3; (3) giảm nồng độ H2SO4; giảm nồng độ Na2SO4; (5) giảm áp suất của SO2; (6) dùng chất xúc tác; có bao nhiêu yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng đã cho?

Xem đáp án

Đáp án B

Có 3 yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng:

(1) tăng nhiệt độ: Tăng sự hỗn loạn trong dung dịch, tăng va chạm giữa các ion, tăng tốc độ phản ứng.

(2) tăng nồng độ Na2S2O3: Tăng khả năng va chạm giữa các ion, tăng tốc độ phản ứng.

(6) dùng chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, đẩy nhanh đến cân bằng.

Note

Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng:

+ Nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

+ Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.

+ Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

+ Diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

+ Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận