Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
7845 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Cho các loại quặng: apatit, manhetit, hematit, pirit, boxit. Số quặng có thành phần chính chứa hợp chất của sắt là
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 2:
Cho hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và ZnO vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH (dư) vào Y thu được kết tủa là
A. FeOH2 và ZnOH2
B. FeOH3 và ZnOH2
C. FeOH2
D. FeOH3
Câu 3:
Khi cho cùng một số mol mỗi chất: phenyl axetat, vinyl axetat, triolein, metyl metarylat tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng), trường hợp nào NaOH tham gia phản ứng với số mol nhiều nhất?
A. vinyl axetat
B. phenyl axetat
C. triolein
D. metyl metarylat
Câu 4:
Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là
A. poli(acrilonitrin)
B. poli(metyl metacrylat)
C. poli(etylen terephtalat)
D. poli(hexametylen ađipamit)
Câu 5:
Nước ngầm thường bị nhiễm sắt và có màu vàng. Ở nhà máy nước, người ta tạo ra các giàn mưa (hoặc sục không khí vào nước) để sắt(II) tiếp xúc với không khí, bị oxi hóa và chuyển hết thành kết tủa là
A. Fe(OH)2
B. Fe(OH)3
C. FeCO3
D. FePO4
Câu 6:
Công thức chung của amino axit no, mạch hở, có hai nhóm cacboxyl và một nhóm amino là
A. CnH2n+1NO2
B. CnH2n-1NO4
C. CnH2nNO4
D. CnH2n+1NO4
Câu 7:
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
Câu 8:
Khi chiếu sáng, 2–metylbutan tác dụng với Cl2 (tỉ lệ mol 1 : 1) tạo thành sản phẩm chính khi nguyên tử clo thế nguyên tử hiđro ở vị trí cacbon số mấy trong mạch chính của ankan?
A. 4
D. 2
Câu 9:
Các chất khí X, Y, Z, T được điều chế trong phòng thí nghiệm và được thu theo đúng nguyên tắc theo các hình vẽ dưới đây.
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. T là amoniac
B. Z là hiđro clorua
C. Y là cacbon đioxit
D. X là hiđro
Câu 10:
Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là
B. 3
D. 1
Câu 11:
Một loại phân bón phức hợp được sản xuất trực tiếp từ amoniac và axit photphoric, có thành phần gồm NH4H2PO4 và NH42HPO4 được gọi là
A. Amophot
B. Nitrophotka
C. Supephotphat kép
D. Phân vi lượng
Câu 12:
Kim loại X có tính dẫn điện tốt, nhẹ và có lớp màng oxit bền vững bảo vệ nên được sử dụng rộng rãi làm dây dẫn điện ngoài trời. Kim loại X là
A. đồng
B. bạc
C. crom
D. nhôm
Câu 13:
Hợp chất X (thường gọi là sođa) là hóa chất quan trọng trong sản xuất thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi,… Ngoài ra, dung dịch X dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn. Hợp chất X là
A. NaCl
B. Na2CO3
C. NaNO3
D. Na2SiO3
Câu 14:
Cho các chất sau: HgCl2, HF, C2H5OH, HClO2, Ba(OH)2, HClO3, CH3COOH, BaSO4, Hg(CN)2, FeCl2, Na2CO3, HI, CuBr2. Trong các chất trên, số chất điện li yếu là
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
Câu 15:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val, 1 mol Tyr. Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn thì thu được sản phẩm có chứa Gly-Val và Val-Gly. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
B. 5
C. 2
D. 6
Câu 16:
Cho hợp chất hữu cơ D (mạch hở) có công thức phân tử là C6H10O4. Xuất phát từ D người ta tiến hành chuỗi các phản ứng hóa học sau:
(a) D + 2NaOH →t° E + F + G;
(b) 2E + H2SO4(loãng dư) → H + K;
(c) H + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O →t° M + 2Ag +2NH4NO3
(d) 2F + Cu(OH)2 → Q + 2H2O;
(e) G + NaOH →CaO CH4 + Na2CO3.
Công thức cấu tạo của D là
A. HCOO-CH2-CH2OOC-CH2CH3
B. HCOO-CH2-CH(CH3)-OOC-CH3
C. HCOOCH2CH2CH2OOC-CH3
D. CH3COOCH2CH2OOCCH3
Câu 17:
Ở điều kiện thường, tiến hành các thí nghiệm giữa hai dung dịch tương ứng sau:
(a) Na2CrO4 và BaCl2;
(b) Ca(OH)2 và NaHCO3;
(c) NH3 (dư) và AlCl3;
(d) NaOH (dư) và CrCl3;
(e) HCl (dư) và NaAlO2;
(g) AgNO3 và FeNO32.
Sau khi phản ứng hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
C. 5
Câu 18:
Phương pháp nào tinh chế đồng thô thành đồng tinh khiết?
A. Điện phân nóng chảy đồng thô
B. Hoà tan đồng thô rồi điện phân dung dịch muối đồng
C. Điện phân dung dịch CuSO4 với anot là Cu thô
D. Ngâm đồng thô trong dung dịch HCl để hoà tan hết tạp chất
Câu 19:
Hợp chất hữu cơ E (mạch hở) có công thức phân tử là C6H10O3. Đun nóng E với dung dịch NaOH (dư) tới phản ứng hoàn toàn, thu được etylen glicol và muối của một axit cacboxylic đơn chức. Số công thức cấu tạo phù hợp với E là
Câu 20:
Amin X có chứa vòng benzen và có công thức là C8H11N. X có phản ứng thế H trong vòng benzen với dung dịch Br2. Khi cho X tác dụng với HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl. X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 7
B. 9
C. 8
Câu 21:
Có 5 lọ đựng các dung dịch: KNO3, CuNO32, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Có thể dùng hoá chất nào để phân biệt các dung dịch trên?
A. Dung dịch NaOH dư
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch Na2SO4
Câu 22:
Có ba dung dịch, mỗi dung dịch chứa một chất theo thứ tự A, B, C thoả mãn các thí nghiệm:
A + B → có kết tủa xuất hiện
A + C → có kết tủa xuất hiện
A + C → có kết tủa xuất hiện đồng thời có khí thoát ra. Cho các chất A, B, C lần lượt là
1. H2SO4, BaCl2, Na2CO3.
2. NH42CO3, BaNO32, H2SO4.
3. BaHCO32, BaOH2, H2SO4.
4. HCl, AgNO3, FeNO32.
5. NH42CO3, H2SO4, BaOH2.
6. BaS, FeCl2, H2SO4 loãng.
Số dãy chất thỏa mãn các thí nghiệm trên là
Câu 23:
Ở điều kiện thường, cho các chất sau tác dụng với dung dịch tương ứng (không có không khí):
(a) AlCl3 và NaOH (loãng, dư).
(b) Fe3O4 và HCl loãng (dư).
(c) Cu (dư) và FeCl3.
(d) Zn (dư) và Cr2SO43 (môi trường axit).
(e) Fe và HNO3 (loãng, dư).
(g) NaHCO3 và Ca(OH)2 (dư).
Sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
Câu 24:
Cho ba dung dịch loãng (1), (2) và (3), mỗi dung dịch gồm hai chất (có cùng nồng độ 0,8 mol/L) trong số ba chất sau: H2SO4, HCl, HNO3.
Khi lần lượt cho Fe dư vào cùng một thể tích các dung dịch trên thì thu được thể tích khí thoát ra (đktc) tương ứng là V1, 3V12 và V2 lít.
Biết rằng trong mỗi thí nghiệm chỉ tạo ra một sản phẩm khử duy nhất là NO hoặc H2. So sánh nào sau đây là đúng?
A. V2 = 3V1
B. V2 = V1
C. V2 = 2V1
D. 2V2 = V1
Câu 25:
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và một oxit kim loại trong khí trơ, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (loãng, dùng dư 20% so với lượng cần phản ứng), thu được dung dịch Z, chất không tan T và 1,68 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch HCl dư vào Z, thấy có 0,42 mol HCl phản ứng. Hòa tan hết T vào dung dịch H2SO4, thu được 24 gam muối sunfat và 3,36 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng số các nguyên tử trong công thức oxit kim loại ban đầu là
D. 7
Câu 26:
Cho hơi nước đi qua cacbon nóng đỏ, khi có 10,8 gam cacbon phản ứng thì thu được hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Lấy 2,24 lít X (đktc) sục vào nước vôi trong dư, tạo thành 1,0 gam kết tủa. Cho 110 hỗn hợp X khử hoàn toàn và vừa đủ m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (nung nóng), tạo thành chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần ít nhất 42 gam dung dịch H2SO4 70% (đặc, nóng), tạo ra khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của m là
A. 8
B. 12
C. 16
D. 20
Câu 27:
Cho 2,24 lít (đktc) hỗn hợp gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 5,82 gam hỗn hợp gồm Mg và kim loại M, thu được 11,36 gam chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl (đun nóng, dùng dư 25% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy có 17,60 gam NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiđroxit của M ít tan trong nước. Cho biết M là kim loại nào sau đây
A. Cu
B. Cr
C. Al
D. Zn
Câu 28:
Hòa tan hết 7,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng 50 mL dung dịch gồm H2SO4 0,8M và HNO3 8,0M thu được dung dịch Y và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp hai khí gồm NO và NO2. Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau:
Phần một tác dụng với 200 mL dung dịch NaOH 0,6M, thu được 2,14 gam một chất kết tủa.
Phần hai tác dụng với dung dịch BaOH2 dư, thu được m gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất với m là
A. 7,8
B. 11,1
C. 10,0
D. 8,9
Câu 29:
Chia 5,2 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:
Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 27 gam Ag.
Phần hai tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ). Đun nóng X với axit axetic dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 0,04 mol hỗn hợp este (có khối lượng 3,10 gam).
Hiệu suất phản ứng tạo este của Y và Z lần lượt bằng
A. 60% và 60%
B. 60% và 40%
C. 50% và 30%
D. 40% và 30%
Câu 30:
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin và axit glutamic, trong đó có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 4 : 1. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 120 mL dung dịch HCl 1M, thu được 12,78 gam muối. Nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được a gam muối. Giá trị của a là
A. 17,40
B. 21,18
C. 13,02
D. 17,64
Câu 31:
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hoà tan hoàn toàn m gam X vào nước, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Khi sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Y thì mối liên hệ giữa số mol CO2 phản ứng và số mol kết tủa BaCO3 tạo thành được biểu diễn ở đồ thị dưới đây:
Giá trị của m là
A. 12,94
B. 12,52
C. 13,76
D. 13,64
Câu 32:
Nung nóng bình kín chứa V lít hỗn hợp NH3 và O2 (có xúc tác Pt) để chuyển toàn bộ NH3 thành NO. Làm nguội và thêm nước vào bình, lắc đều thu được 300 mL dung dịch HNO3 có pH = 1, còn lại V4 lít khí O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích đo ở đktc. Giá trị của V là
A. 2,240
B. 2,688
C. 1,792
D. 1,568
Câu 33:
Chia 10,5 gam hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3 thành ba phần bằng nhau:
Phần một tác dụng với dung dịch BaOH2 (dư), thu được 7,88 gam kết tủa.
Phần hai tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 3,94 gam kết tủa.
Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M.
Giá trị của V là
A. 30
B. 20
C. 40
D. 10
Câu 34:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al và Mg bằng dung dịch HNO3 (vừa đủ), thu được 0,014 mol hỗn hợp khí X gồm NO, N2O và dung dịch Y chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 19,04 gam NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 3,9
B. 3,6
C. 3,0
D. 4,2
Câu 35:
Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O2) và chất Y (C2H8N2O3); trong đó, X là muối của một amino axit, Y là muối của một axit vô cơ.
Cho 3,20 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,03 mol hai khí (đều là hợp chất hữu cơ đơn chức) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,67
B. 3,64
C. 3,12
D. 2,79
Câu 36:
Hỗn hợp X gồm một ankin và một anđehit no, đơn chức (thành phần hơn kém nhau một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,16 gam CO2 và 1,80 gam H2O.
Khử hoàn toàn m gam X bằng khí H2 (xúc tác Ni, nung nóng), thu được 2,40 gam sản phẩm hữu cơ. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) trong NH3 thì thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa
A. 11,76 gam
B. 13,92 gam
C. 14,52 gam
D. 10,20 gam
Câu 37:
X, Y, Z đều là ba este đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no có một liên kết C=C). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch CaOH2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, nung nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong hỗn hợp E là
A. 21,09%
B. 15,82%
C. 26,36%
D. 31,64%
Câu 38:
Cho hỗn hợp E gồm hai peptit X và Y(đều mạch hở). Trong phân tử X và Y, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố mO : mN tương ứng là 4 : 3 và 10 : 7.
Thủy phân hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp E cần dùng 280 mL dung dịch NaOH 2M (đun nóng), chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Đốt cháy hoàn toàn 23,4 gam E bằng khí O2, thu được CO2, N2 và 13,5 gam H2O. Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 1 : 3
B. 2 : 1
C. 4 : 3
D. 2 : 3
Câu 39:
Hỗn hợp E gồm hai ancol đơn chức X và Y (MX < MY), là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn a gam E bằng O2, thu được 2,912 lít khí CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Đun nóng b gam E với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,12 mol hai olefin (có khối lượng 4,20 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 21,84 lít khí O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo olefin của X và Y lần lượt là
A. 50% và 20%
C. 40% và 40%
D. 50% và 30%
Câu 40:
Cho hai axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon là X (no, đơn chức) và Y (hai chức). Hỗn hợp E gồm X và Y (trong đó phần trăm số mol mỗi chất đều không nhỏ hơn 20%).
Cho m gam E tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), sinh ra V lít khí CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2, thu được H2O và lít khí CO2 (đktc). Cho 0,14 mol E tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 4% và KOH 2,8% rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 13,36 gam
B. 10,84 gam
C. 9,04 gam
D. 11,56 gam
1569 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com