Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
19860 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Khi cho 2 - metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì tạo ra sản phẩm chính là:
A. 1 - clo - 2 - metylbutan.
B. 2 - clo - 2 - metylbutan.
C. 2 - clo - 3 - metylbutan.
D. 1 - clo - 3 - metylbutan.
Câu 2:
Có thể dùng một hoá chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hoá chất này là:
A. dung dịch HCl loãng.
B. dung dịch HCl đặc.
C. dung dịch H2SO4 loãng.
D. dung dịch HNO3 loãng.
Câu 3:
Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but - 1 - en và but - 2 - en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. Giá trị của m là:
A. 12 gam.
B. 24 gam.
C. 36 gam.
D. 48 gam.
Câu 4:
Hiện tượng xảy ra khi cho vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch muối Na2CrO4 là:
A. dung dịch có màu da cam đậm hơn.
B. dung dịch chuyển sang màu vàng,
C. dung dịch có màu vàng đậm hơn.
D. dung dịch chuyển sang màu da cam.
Câu 5:
Một chất X có CTPT là C4H8O. X làm mất màu nước brom, tác dụng với Na. Sản phẩm oxi hóa X bởi CuO không phải là anđehit. X là:
A. but - 3 - en - 1 - ol.
B. but - 3 - en - 2 - ol.
C. 2 - metylpropenol.
D. đáp án khác.
Câu 6:
Cho phương trình: KMnO4+HCl→MnCl2+Cl2+KCl+H2O. Hệ số phân tử HCl đóng vai trò chất khử và môi trường trong phương trình lần lượt là:
A. 16; 10.
B. 16; 4.
C. 6; 10.
D. 10; 6.
Câu 7:
Chọn phát biểu sai?
A. Số khối bằng tổng số hạt p và n.
B. Tổng số p và số e được gọi là số khối.
C. Trong một nguyên tử, số proton bằng số electron và bằng điện tích hạt nhân.
D. Trong một nguyên tử, số proton bằng số electron.
Câu 8:
Cho các phản ứng sau:
4HCl +MnO2 →t∘ MnCl2+Cl2+2H2O
2HCl+Fe → FeCl2+H2
14HCl+K2Cr2O7 →t∘ 2KCl+2CrCl3+3Cl2+7H2O
6HCl+2Al→2AlCl3+3H2
16HCl+2KMnO4→2KCl+2MnCl2+5Cl2+8H2O
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là:
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 9:
Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?
A. H2N - CH2 - COOH.
B. CH3 - CH(NH2) - COOH.
C. HOOC - CH2CH(NH2)COOH.
D. H2N - CH2 - CH2 - COOH.
Câu 10:
Để rửa mùi tanh của cá mè (mùi tanh của amin), người ta có thể dùng:
A. H2SO4.
B. HCl.
C. CH3COOH.
D. HNO3.
Câu 11:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. H2.
B. N2.
C. CO2.
D. O2.
Câu 12:
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3;
(2) H2S vào dung dịch CuSO4;
(3) HI vào dung dịch FeCl3;
(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3;
(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2;
(6) CuS vào dung dịch HCl.
Số cặp chất phản ứng được với nhau là:
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 13:
Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2, M = 108) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 5,7 gam.
B. 12,5 gam.
C. 15 gam.
D. 21,8 gam
Câu 14:
Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là:
A. nicotin.
B. aspirin.
C. cafein.
D. moocphin.
Câu 15:
Trong phòng thí nghiệm để bảo quản Na có thể ngâm Na trong:
A. NH3 lỏng.
B.C2H5OH.
C. dầu hoả.
D. H2O.
Câu 16:
Khi cho cùng một lượng dung dịch axit sunfuric vào hai cốc đựng cùng một thể tích dung dịch Na2S2O3 với nồng độ khác nhau, ở cốc đựng dung dịch Na2S2O3 có nồng độ lớn hơn thấy kết tủa xuất hiện trước. Điều đó chứng tỏ, ở cùng điều kiện về nhiệt độ thì:
A. tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng.
B. tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng.
C. tốc độ phản ứng tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng.
D. tốc độ phản ứng không thay đổi khi thay đổi nồng độ của chất phản ứng.
Câu 17:
Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
Câu 18:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
A. CuO (rắn) + CO (khí) →t∘ Cu +CO2
B. NaOH + NH4Cl (rắn) →t∘NH3+ NaCl + H2O
C. Zn + H2SO4( loãng) → ZnSO4 + H2
D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 → K2SO4 + SO2 + H2O
Câu 19:
Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, t° là:
A. propin, ancol etylic, glucozơ.
B. glixerol, glucozơ, anđehit axetic.
C. propin, propen, propan.
D. glucozơ, propin, anđehit axetic.
Câu 20:
Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động là do phản ứng:
A. Ca(HCO3)2 →t∘CaCO3 + CO2 + H2O.
B. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl.
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
D. CaCO3 →t∘ CaO + CO2.
Câu 21:
Ở Polime dùng làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa là:
A. PVA.
B. PP.
C. PVC.
D. PS.
Câu 22:
Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm metanal và etanal tác dụng với một lượng vừa đủ AgNO3/NH3 thu được 108 gam Ag. Khối lượng metanal trong hỗn hợp là
A. 4,4 gam.
B. 3 gam
C. 6 gam.
D. 8,8 gam.
Câu 23:
Dung dịch A gồm HCl 0,2M; HNO3 0,3M; H2SO4 0,1M; HClO4 0,3M, dung dịch B gồm KOH 0,3M; NaOH 0,4M; Ba(OH)2 0,15M. Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để được dung dịch có pH = 13?
A. 11 : 9.
B. 9 : 11.
C. 101 : 99.
D. 99 : 101.
Câu 24:
Cho este E có CTPT là CH3COOCH = CH2. Trong các nhận định sau:
(1) E có thể làm mất màu dung dịch Br2;
(2) Xà phòng hoá E cho muối và anđehit;
(3) E được điều chế không phải từ phản ứng giữa axit và ancol.
Nhận định nào là đúng?
C. 1,2.
D. 1,2,3
Câu 25:
Đốt 11,2 gam Fe trong bình kín chứa khí Cl2, thu được 18,3 gam chất rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch AgNO3 dư đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 71,9 gam.
B. 28,7 gam.
C. 43,2 gam.
D. 56,5 gam.
Câu 26:
Cho dãy các chất: etilen, stiren, phenol, axit acrylic, etyl axetat, alanin, glucozơ, fructozơ, axit oleic, tripanmitic. Số chất làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là:
A. 4.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
Câu 27:
Nguyên tố R tạo hợp chất khí với hiđro có công thức RH3. Mặt khác trong công thức oxit cao nhất R chiếm 43,66% về khối lượng. R là:
A. Si = 28.
B. P = 31.
C. S = 32.
D. N = 14.
Câu 28:
Cho sơ đồ chuyên hóa sau: Glucozơ → Ancol etylic → But - 1,3 - đien → Cao su Buna. Hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su Buna thì khối lượng glucozơ cần dùng là:
A. 144 kg.
B. 108 kg.
C. 81 kg
D. 96kg.
Câu 29:
Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch A. Muối thu được và nồng độ % tương ứng là:
A. Na2HPO4 và 11,2%.
B. Na3PO4 và 7,66%.
C. Na2HPO4 và 13,26%.
D. Na2HPO4; NaH2PO4 đều là 7,66%.
Câu 30:
Từ canxi cacbua có thể điều chế anilin theo sơ đồ phản ứng:
CaC2 →hs 80%H2O C2H2 →hs 75%C, 600∘C C6H6 →hs 60%HNO3 dac/H2SO4dac C6H5NO2 →hs 80%Fe+HCl,t∘ C6H5NH3Cl →hs 95%NaOH C6H5NH2
Từ 1 tấn canxi cacbua chứa 80% CaC2 có thể điều chế được bao nhiêu kg anilin theo sơ đồ trên?
A. 106,02 kg.
B. 101,78 kg.
C. 162,85 kg.
D. 130,28 kg.
Câu 31:
Trộn 6,75 gam bột Al với 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (không có không khí). Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hòa tan hoàn toàn chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 7,056 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 75%.
B. 80%.
C. 60%.
D. 75%.
Câu 32:
Hỗn hợp A gồm một amin no, đơn chức, một anken, một ankan. Đốt cháy hoàn toàn 12,95 gam hỗn hợp A cần V lít O2 (đktc) thu được 19,04 lít CO2 (đktc), 0,56 lít N2 (đktc) và H2O. Số mol ankan có trong hỗn hợp A là:
A. 0,15 mol.
B. 0,08 mol.
C. 0,12 mol.
D. 0,10 mol.
Câu 33:
Hỗn hợp X gồm Na, K, Ba hòa tan hết trong nước dư tạo dung dịch Y và 5,6 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch H2SO4 2M tối thiểu để trung hòa Y là:
A. 125 ml.
B. 100 ml.
C. 200 ml.
D. 150 ml.
Câu 34:
Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là:
A. 25%.
B. 27,92%.
C. 72,08%.
Câu 35:
Thực hiện phản ứng xà phòng hoá chất hữu cơ X đơn chức với dung dịch NaOH thu được một muối Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 2,07 gam Z cần 3,024 lít O2 (đktc) thu được lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 1,53 gam. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí T có tỉ khối so với không khí bằng 1,03. CTCT của X là:
A.C2H5COOCH3.
B. CH3COOC2H5.
C. C2H5COOC3H7.
D. C2H5COOC2H5.
Câu 36:
Trộn 56 gam bột Fe với 16 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dung dịch axit HCl dư được dung dịch B và khí D. Đốt cháy D cần V lít O2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V có giá trị là:
A. 11,2 lít.
B. 33,6 lít.
C. 22,4 lít
D. 44,8 lít.
Câu 37:
Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 24,8 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, CuO, Cu2O. Hoà tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít (đktc) khí SO2 duy nhất. Giá trị m là:
A. 9,68gam.
B. 15,84 gam.
C. 20,32 gam.
D. 22,4gam.
Câu 38:
Hoà tan hỗn hợp X gồm CuSO4 và AlCl3 vào nước thu được dung dịch A. Chia A làm hai phần bằng nhau:
- Phần 1 cho phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thu được 6,99 gam kết tủa.
- Phần 2 cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn.
Giá trị của m là:
A. 2,4 gam.
B. 3,2 gam.
C. 4,4 gam.
D. Kết quả khác.
Câu 39:
X là một hexapeptit cấu tạo từ một amino axit H2N - CnH2n - COOH(Y). Y có tổng % khối lượng oxi và nitơ là 61,33%. Thủy phân hết m gam X trong môi trường axit thu được 30,3 gam pentapeptit; 19,8 gam đipeptit và 37,5 gam Y. Giá trị của m là:
A. 69 gam.
B. 84 gam.
C. 100 gam.
D. 78 gam.
Câu 40:
Cho hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 0,16 mol KHSO4 sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 29,52 gam muối trung hòa và 0,02 ml NO (sản phẩm khử duy nhất) cho dung dịch NaOH dư vào Y có 8,8 gam NaOH phản ứng, dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Cu (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là:
A. 1,92 gam.
B. 2,4 gam.
C. 2,24 gam.
D. 0,96 gam.
3972 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com