Trắc nghiệm tổng hợp Hóa học năm 2023 có đáp án (Phần 9)

  • 1851 lượt thi

  • 105 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Chỉ dùng quỳ tím, nhận biết các chất sau:

a) 6 dung dịch: H2SO4, HCl, NaOH, Ba(OH)2, NaCl, BaCl2.

b) 6 dung dịch: Na2SO4, NaOH, BaCl2, HCl, AgNO3, MgCl2.

c) 4 dung dịch: Na2CO3, AgNO3, CaCl2, HCl.

Xem đáp án

Lời giải:

a) 6 dung dịch: H2SO4, HCl, NaOH, Ba(OH)2, NaCl, BaCl2

- Dùng quỳ tím để nhận biết:

+ Quỳ tím hoá đỏ: HCl, H2SO4 (A)

+ Quỳ tím hoá xanh: NaOH, Ba(OH)2 (B)

+ Quỳ tím không đổi màu: NaCl, BaCl2 (C)

- Lấy 1 chất bất kì ở nhóm A cho vào nhóm B. Nếu có kết tủa trắng thì chất ở nhóm A là H2SO4, chất ở nhóm B là Ba(OH)2 → Chất còn lại ở nhóm A là HCl, chất còn lại ở nhóm B là NaOH.

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O

- Dùng H2SO4 nhận ra 2 chất ở nhóm C, có kết tủa là BaCl2, còn lại là NaCl

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

b) 6 dung dịch: Na2SO4, NaOH, BaCl2, HCl, AgNO3, MgCl2

- Dùng quỳ tím để nhận biết:

+ Quỳ tím hoá đỏ: HCl, AgNO3, MgCl2 (A)

+ Quỳ tím hoá xanh: NaOH

+ Quỳ tím không đổi màu: Na2SO4, BaCl2 (B)

- Cho NaOH vào nhóm A:

+ Kết tủa trắng là MgCl2:

2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

+ Kết tủa đen là AgNO3

2AgNO3 + 2NaOH → 2NaNO3 + Ag2O↓ + H2O

+ Trong suốt, không hiện tượng là HCl

HCl + NaOH → NaCl + H2O

- Cho AgNO3 vào nhóm B:

+ Kết tủa trắng hoàn toàn là BaCl2:

BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl↓

+ Có thể kết tủa trắng một phần nhỏ là Na2SO4

Na2SO4 + 2AgNO3 → 2NaNO3 + Ag2SO4

c) 4 dung dịch: Na2CO3, AgNO3, CaCl2, HCl.

- Dùng quỳ tím để nhận biết:

+ Quỳ tím hoá đỏ: HCl, AgNO3 (A)

+ Quỳ tím hoá xanh: Na2CO3

+ Quỳ tím không đổi màu: CaCl2

- Cho Na2CO3 vào A:

+ Có khí là HCl:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

+ Có kết tủa là AgNO3:

Na2CO3 + 2AgNO3 → Ag2CO3↓ + 2NaNO3


Câu 2:

Chỉ dùng một thuốc thử phân biệt các kim loại sau: Mg, Zn, Fe, Ba?

Xem đáp án

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Trích mẫu thử. Cho lần lượt các mẫu thử vào dung dịch H2SO4.

+ Mẫu thử sủi bọt khí không màu đồng thời xuất hiện ↓ trắng là Ba

Ba + H2SO4 → BaSO4 + H2

+ Mẫu thử chỉ sủi bọt khí không màu là Mg, Zn và Fe.

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Zn + H2SO→ ZnSO+ H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

- Cho tiếp Ba dư vào rồi lọc bỏ kết tủa → thu được dung dịch chỉ chứa Ba(OH)2

- Lấy dung dịch này cho từ từ đến dư vào các dung dịch sản phẩm phía trên:

+ Dung dịch cho ↓ trắng → dung dịch là MgSO→ mẫu thử là Mg.

Ba(OH)2 + MgSO4 → BaSO4↓ + Mg(OH)2

+ Dung dịch cho ↓ xanh trắng → dung dịch là FeSO→ mẫu thử là Fe.

Ba(OH)+ FeSO4 → BaSO4+ Fe(OH)2

+ Dung dịch cho ↓ keo trắng lẫn kết tủa trắng rồi tan một phần → dung dịch là ZnSO4 → mẫu thử là Zn.

Ba(OH)+ ZnSO4 → BaSO4 + Zn(OH)2

Zn(OH)+ Ba(OH)2 → BaZnO2 + 2H2O


Câu 3:

Chia 38,6 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại M có hóa trị duy nhất thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1: Tan vừa đủ trong 2 lít dung dịch HCl thấy thoát ra 14,56 lít H2 (đktc).

Phần 2: Tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng nóng thấy thoát ra 11,2 lít khí NO duy nhất (đktc).

Kim loại M là:

Xem đáp án

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

\[{n_{{H_2}}} = \frac{{14,56}}{{22,4}} = 0,65(mol)\]

\[{n_{NO}} = \frac{{11,2}}{{22,4}} = 0,5(mol)\]

Gọi nFe = x; nM = y (mol; x,y > 0)

Fe và kim loại M có hóa trị duy nhất tan trong HCl và HNO3 nên áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:

\[\left\{ \begin{array}{l}2x + ny = 0,65.2\\3x + ny = 0,5.3\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,2\\ny = 0,9\end{array} \right.\]

\[{m_M} = \frac{{38,6}}{2} - 0,2.56 = 8,1(g) \Rightarrow {n_M} = \frac{{8,1}}{{{M_M}}}\](1)

Mà \[{n_M} = y = \frac{{0,9}}{n}\](2)

Từ (1) và (2) \[\frac{{8,1}}{{{M_M}}} = \frac{{0,9}}{n} \Rightarrow {M_M} = 9n \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{M_M} = 27\\n = 3\end{array} \right.\]

Vậy M là nhôm (Al).


Câu 4:

Chia 7,22 gam hỗn hợp A gồm Fe và R (R là kim loại có hóa trị không đổi) thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 2,128 lít H2 (đktc)

- Phần 2: Phản ứng với HNO3 thu được 1,972 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.

Xác định kim loại R.

Xem đáp án

Lời giải:

Gọi nFe = a (mol); nR = b (mol)

Gọi n là hóa trị của kim loại R

\[56a + {M_R}b = \frac{{7,22}}{2} = 3,61(1)\]

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2R + 2nHCl → 2RCln + nH2

Theo PTHH :

\[{n_{{H_2}}} = a + 0,5bn = \frac{{2,128}}{{22,4}} = 0,095(2)\]

Phần 2 :

\[{n_{NO}} = \frac{{1,792}}{{22,4}} = 0,08(mol)\]

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

3R + 4nHNO3 → 3R(NO3)n + nNO + 4nH2O

Theo PTHH :

\[\begin{array}{l}{n_{NO}} = {n_{Fe}} + \frac{n}{3}{n_R}\\ \Rightarrow a + \frac{{nb}}{3} = 0,08(3)\end{array}\]

Từ (1) (2) và (3) suy ra:

a = 0,05; MRb = 0,81; bn = 0,09 \[b = \frac{{0,09}}{n}\]

\[{M_R} = \frac{{{M_R}b}}{b} = \frac{{0,81}}{{\frac{{0,09}}{n}}} = 9n\]

Nếu n = 1 thì MR = 9 → Loại

Nếu n = 2 thì MR = 18 → Loại

Nếu n = 3 thì MR = 27(Al)

Vậy, kim loại R là Al.


Câu 5:

Cho 0,2 mol H3PO4 tác dụng với dung dịch chứa 0,5 mol NaOH, sau phản ứng thu được muối gì khối lượng bao nhiêu?

Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Nhận thấy:

\[T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}} = \frac{{0,5}}{{0,2}} = 2,5\]  tạo hai muối 

Na2HPO4 (a mol) và Na3PO4 (b mol)

Bảo toàn nguyên tố Na:

\[{n_{NaOH}} = 2{n_{N{a_2}HP{O_4}}} + 3{n_{N{a_3}P{O_4}}}\]→ 2a + 3b = 0,5 (1)

Bảo toàn nguyên tố P:

\[{n_{{H_3}P{O_4}}} = {n_{N{a_2}HP{O_4}}} + {n_{N{a_3}P{O_4}}}\]→ a + b = 0,2 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: a = b = 0,1

\[{m_{N{a_2}HP{O_4}}} = 0,1.142 = 14,2(g)\]

\[{m_{N{a_3}P{O_4}}} = 0,1.164 = 16,4(g)\]


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận