Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
22090 lượt thi 39 câu hỏi 40 phút
Câu 1:
Kết luận nào sau đây là sai ?
A. Protein là loại hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.
B. Protein bền với nhiệt, với axit, với kiềm.
C. Protein là chất cao phân tử còn lipit không phải là chất cao phân tử.
D. Phân tử protein do các chuỗi polipeptit tạo nên, còn phân tử polipeptit tạo thành từ các mắt xích amino axit.
Câu 2:
Phát biểu không đúng là:
A. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.
B. Triolein không tác dụng với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường).
C. Triglyxerit là hợp chất cacbohiđrat.
D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu 3:
Cho dung dịch các chất sau: saccarozơ, glucozơ, Gly–Ala, lòng trắng trứng, axit axetic, ancol etylic. Chọn phát biểu sai về các chất trên.
A. Có 4 chất tác dụng với Cu(OH)2.
B. Có 1 chất làm quỳ tím ngả đỏ.
C. Có ba chất thủy phân trong môi trường kiềm.
D. Có 3 chất thủy phân trong môi trường axit.
Câu 4:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
B. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
C. Trong dung dịch, H2NCH2COOH còn tồn tại dạng ion lưỡng cực H3N+CH2COO–.
D. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure.
Câu 5:
Phát biểu không đúng là?
A. Các peptit có từ 11 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit.
B. Phân tử có hai nhóm –CO–NH– được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit.
C. Trong mỗi phân tử protit, các amino axit được sắp xếp theo một thứ tự xác định.
D. Những hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α-amino axit được gọi là peptit.
Câu 6:
Chọn phát biểu đúng:
A. Tripeptit bền trong cả môi trường axit và môi trường kiềm.
B. Trong dung dịch các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực.
C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở chứa 4 liên kết peptit.
D. Dung dịch của amin đều làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Câu 7:
Chọn phát biểu sai:
A. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
B. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím.
C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ.
D. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
Câu 8:
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng:
A. Hợp chất H2N-CH2CONH-CH2CH2-COOH là một đipeptit.
B. Hợp chất H2N-COOH là một amino axit đơn giản nhất.
C. Từ alanin và glyxin có khả năng tạo ra 4 loại peptit khác nhau khi tiến hành trùng ngưng chúng.
D. Lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH)2 tạo phức chất màu tím.
Câu 9:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh
B. Liên kết giữa nhóm NH với CO được gọi là liên kết peptit
C. Có 3 α-amino axit có thể tạo tối đa 6 tripeptit
D. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure
Câu 10:
Tìm phát biểu đúng ?
A. Các peptit Gly-Ala-Ala và Al-Gly-Gly đều có phản ứng màu biure.
B. Tất cả các cacbohiñrat đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
C. Este phản ứng thủy phân trong NaOH thu được muối và ancol.
D. Các polime tổng hợp rất bền trong môi trường bazơ.
Câu 11:
Phát biểu sai là
A. Khi cho dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu tím xuất hiện.
B. Amilozơ là polime có cấu trúc mạch không phân nhánh.
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
D. Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen).
Câu 12:
Phát biểu đúng là:
A. Anilin là một bazơ, khi cho quì tím vào dung dịch phenylamoni clorua quì tím chuyển màu đỏ.
B. Khi cho Cu(OH)2 vào peptit thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.
C. Có 3 α-aminoaxit khác nhau chỉ chứa một chức amino và một chức cacboxyl có thể tạo tối đa 6 tripeptit.
D. Trong một phân tử tripeptit có 2 liên kết peptit và tác dụng vừa đủ với 2 phân tử NaOH.
Câu 13:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
B. Các dung dịch Alyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
C. Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit.
D. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Câu 14:
Nhận xét nào sau đây sai ?
A. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ.
B. Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-aminoaxit.
C. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dung dịch protein sẽ xuất hiện màu tím đặc trưng.
D. Các dung dịch glyxin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ tím ẩm.
Câu 15:
A. Các aminoaxit là những chất rắn kết tinh không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Có thể phân biệt glixerol và lòng trắng trứng bằng phản ứng màu với dung dịch HNO3 đặc.
C. Các dung dịch glyxin, alanin, valin, anilin đều không làm đổi màu quỳ tím.
D. Tất cả các peptit và protein trong môi trường kiềm đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu 16:
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Glyxin, etylamin đều tác dụng với dung dịch HCl
B. Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt (mì chính)
C. Gly-Ala-Val có 5 nguyên tử oxi trong phân tử
D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
Câu 17:
A. Dung dịch +NH3CxHyCOO– tác dụng được với dung dịch NaHSO4.
B. Trùng ngưng glyxin và alanin thu được tối đa 2 đipeptit.
C. Trùng ngưng các α-amino axit được các hợp chất chứa liên kết peptit.
D. Dung dịch axit aminoetanoic tác dụng được với dung dịch HCl.
Câu 18:
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Trùng ngưng 3 phân tử amino axit thu được tripeptit.
B. Thủy phân tripeptit thu được 3 amino axit khác nhau.
C. Thủy phân hoàn toàn peptit thu được α-amino axit.
D. Các protein đều dễ tan trong nước.
Câu 19:
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Dùng quỳ tím để phân biệt dung dịch alanin và dung dịch lysin.
B. Dùng Cu(OH)2 để phân biệt Gly–Ala–Gly và Ala–Ala–Gly–Ala.
C. Để phân biệt amoniac và etylamin ta dùng dung dịch HCl đậm đặc.
D. Dùng nước Br2 để phân biệt anilin và phenol.
Câu 20:
Cho peptit T có công thức cấu tạo như sau:
Nhận định nào sau đây về phân tử T là đúng?
A. Có chứa ba liên kết peptit.
B. Có công thức phân tử là C10H19O4N3.
C. Có phân tử khối là 263.
D. Có amino axit đầu N là valin.
Câu 21:
Cho peptit E có công thức cấu tạo như sau:
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Nhận định nào sau đây về phân tử E là sai?
A. Có amino axit đầu C là alanin.
B. Có công thức cấu tạo là Gly-Ala-Ala.
C. Có phân tử khối là 217.
D. Có chứa ba liên kết peptit.
Câu 22:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Amino axit có tính lưỡng tính nên dung dịch của nó luôn có pH = 7
B. pH của dung dịch các α-amino axit bé hơn pH của các dung dịch axit cacboxylic no tương ứng cùng nồng độ
C. Dung dịch axit amino axetic tác dụng được với dung dịch HCl
D. Trùng ngưng các amino axit thu được hợp chất có chứa liên kết peptit
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đimetyl amin và ancol etylic có cùng bậc
B. NH2-CH2COOCH3 là este của glyxin và ancol metylic
C. Tơ nilon-6,6; tơ olon đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
D. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure
Câu 24:
A. Peptit đều ít tan trong nước.
B. Các dung dịch amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
C. Trong phân tử các α-amino axit chỉ có 1 nhóm amino.
D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, có số liên kết peptit là (n – 1).
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng hợp axit ε- aminocaproic thu được tơ nilon-6.
B. Anilin và phenol đều tác dụng được với Br2.
C. Tinh bột, xenlulozơ bà peptit đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH đun nóng.
D. Ở điều kiện thường, các ancol đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glyxin là axit amino đơn giản nhất.
B. Liên kết peptit là liên kết -CONH- giữa hai gốc α-amino axit.
C. Amino axit tự nhiên (α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.
D. Tripeptit là các peptit có 2 gốc α-amino axit.
Câu 27:
A. Các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực.
B. Các amin đều làm quỳ ẩm chuyển sang màu xanh.
C. Pentapeptit là một peptit có 5 liên kết peptit.
D. Axit-2-aminoetanoic còn có tên là axit-β-aminoaxetic.
Câu 28:
Hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ mạch hở là X (có công thức phân tử C4H9NO4) và đipeptit Y (có công thức phân tử C4H8N2O3). Cho M tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chỉ gồm: một muối của axit cacboxylic Z, một muối của amino axit T và một ancol E. Biết M có tham gia phản ứng tráng bạc. Phát biểu nào sau đây sai?
A. 1 mol M tác dụng tối đa với 2 mol NaOH.
B. Y là H2N-CH2CONH-CH2COOH và Z là HCOONa.
C. Trong phân tử X có một nhóm chức este.
D. T là H2N-CH2-COOH và E là CH3OH.
Câu 29:
A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
B. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh lam.
C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 30:
A. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
C. H2NCH2CH2CONHCH2COOH là một đipeptit.
D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây sai?
B. Dung dịch protein bị đông tụ khi đun nóng.
C. Các peptit đều có phản ứng màu biure trong môi trường kiềm.
D. Các peptit không bền trong môi trường axit hoặc bazơ.
Câu 32:
Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Etylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường kiềm.
B. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
C. Metylamin làm quỳ tím ẩm hóa xanh.
D. Tripeptit Valyl- glyxyl- alanin (mạch hở) có 3 liên kết peptit.
Câu 33:
A. Các dung dịch glyxin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
B. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
C. Đipeptit bị thủy phân trong môi trường axit.
D. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit.
Câu 34:
A. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit (chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) có (n-1) liên kết peptit.
B. Trong phân tử các α-amino axit chỉ có 1 nhóm amino.
C. Tất cả các peptit đều ít tan trong nước.
D. Tất cả các dung dịch amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 35:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit.
B. Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
C. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
D. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 36:
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Dung dịch alanin không làm quỳ tím chuyển màu.
C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
D. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
Câu 37:
A. Các peptit đều có phản ứng màu biure.
B. Dung dịch anilin có phản ứng với dung dịch HCl.
C. Có thể phân biệt metylamin và glyxin bằng quỳ tím.
D. Alanin không có phản ứng với dung dịch Br2.
Câu 38:
A. Amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể, tan tốt trong nước.
B. Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
C. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
D. Tripeptit (mạch hở) có chứa 2 liên kết peptit.
Câu 39:
A. Đipeptit Gly-Ala có 2 liên kết peptit.
B. Etylamin là amin bậc một.
C. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.
D. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
4418 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com