Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
22092 lượt thi 38 câu hỏi 40 phút
Câu 1:
Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
C. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
D. Liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dung dịch sữa bò đông tụ khi nhỏ nước chanh vào.
B. Ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
C. Dung dịch Gly-Ala có phản ứng màu biure.
D. Amino axit có tính lưỡng tính.
Câu 3:
A. Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Isoamyl axetat là este không no.
C. Fructozơ không làm mất màu nước brom.
D. Số nguyên tử N có trong phân tử peptit Lys-Gly-Ala-Val là 5.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Trong phân tử đipeptit có chứa hai liên kết peptit.
B. Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
C. Amino axit là hợp chất tạp chức.
D. Protein hình sợi không tan trong nước.
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
B. Có thể phân biệt đipeptit và tripeptit bằng Cu(OH)2.
C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tuả trắng.
D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
Câu 6:
A. Protein là cơ sở tạo nên sự sống.
B. Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptit.
C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.
D. Protein có phản ứng màu biure.
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
B. Tripeptit hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím.
C. Phân tử khối của amin đơn chức luôn là một số chẵn
D. Amin tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng.
Câu 8:
A. Tripeptit hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh.
B. Metylamin làm xanh quỳ tím ẩm.
C. Peptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm có đun nóng.
D. Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện dung dịch màu vàng.
B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
D. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
Câu 10:
A. Amino axit tự nhiên (α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.
B. Liên kết peptit là liên kết -CONH- giữa hai gốc α-amino axit
C. Glyxin, alanin, và valin là những là amino axit.
D. Tripeptit là các peptit có hai gốc α-amino axit.
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
B. Trong phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
C. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
D. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
Câu 12:
A. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím đặc trưng.
B. Peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn.
C. Hợp chất NH2-CH2-CH2-CONH-CH2COOH thuộc loại đipeptit
D. Hòa tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại
Câu 13:
A. Anilin tác dụng với dung dịch HCl, lấy sản phẩm cho tác dụng với NaOH lại thu được anilin.
B. Các amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy khá cao.
C. Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
D. Tính bazơ của amoniac mạnh hơn anilin nhưng lại yếu hơn metylamin
Câu 14:
A. Aminoaxxit là hợp chất hữu cơ tạp chức,phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl
B. Alanin làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ
C. Các phân tử tripeptit mạch hở có một liên kết peptit trong phân tử
D. Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tripeptit bền trong cả môi trường kiềm và môi trường axit
B. Dung dịch của các amin đều làm quỳ tím chuyển màu xanh
C. Các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực
D. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở chứa 4 liên kết peptit
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Các peptit mà phân tử chỉ chứa từ 11 đến 50 gốc α-aminoaxit được gọi là polipeptit
B. Các protein đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước
C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc α-aminoaxit được gọi là đipeptit
D. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit –CO-NH được gọi là đipeptit
Câu 17:
A. Tất cả các amino axit đều lưỡng tính
B. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit
C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím
D. Trong 1 phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α -amino axit gọi là liên kết peptit.
B. Các peptit đều cho phản ứng màu biure.
C. Các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.
D. Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước
Câu 19:
A. Enzim là những chất hầu chết có bản chất protein
B. Cho glyxin tác dụng với HNO2 có khí bay ra
C. Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu
D. Tetrapeptit thuộc loại polipeptit
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây là sai
A. Metyl amin là chất khí, làm xanh quỳ tím ẩm
B. Các đipeptit hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
C. Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao
D. Các chất béo có gốc axit béo không no thường là chất lỏng
Câu 21:
A. Để khử mùi tanh của cá người ta dùng muối ăn
B. Đipeptit có 2 liên kết peptit
C. Isopropanol và N-metylmetanamin có cùng bậc
D. Anilin có tính bazơ yếu và làm xanh quỳ tím ẩm
Câu 22:
A. axit glutamic HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH có tính lưỡng tính
B. Trong một phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
C. Các hợp chất peptit bền trong zmôi trường bazơ và môi trường axit.
D. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch màu tím xanh
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng biure.
B. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ bán tổng hợp.
D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
Câu 24:
A. Ala–Gly và Gly–Ala là hai đipeptit khác nhau.
B. Trong môi trường kiềm, protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
C. Hầu hết các enzim đều có bản chất là protein.
D. Các protein ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng tạo thành dung dịch keo.
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Các peptit có từ hai liên kết peptit trở lên đều có phản ứng màu biure.
B. Đốt cháy hoàn toàn một amino axit X thu được a mol CO2, b mol H2O, c mol N2; nếu b = a + c thì X có 1 nhóm -COOH.
C. Gly, Ala, Val đều không có khả năng hòa tan Cu(OH)2.
D. Các amino axit đều là các chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao, tương đối ít tan trong nước và có vị ngọt.
Câu 26:
A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu vàng.
B. Protein hình sợi không tan trong nước, protein hình cầu tan trong nước tạo dung dịch keo.
C. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng trong môi trường axit thấy xuất hiện màu tím đặc trưng.
D. Protein là những polipeptit cao phân tử có thành phần chính là các chuỗi polipeptit.
Câu 27:
A. Các amino axit là những chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Tính bazơ của amoniac mạnh hơn anilin nhưng lại yếu hơn etylamin.
C. Các peptit và protein có phản ứng màu biure, hòa tan Cu(OH)2 cho hợp chất có màu xanh lam đặc trưng.
D. Anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, lấy sản phẩm thu được cho tác dụng với NaOH lại thu được anilin.
Câu 28:
A. Phân tử các amino axit chỉ có 1 nhóm amino.
B. Trong peptit mạch hở tạo ra từ n phân tử H2NRCOOH, số liên kết peptit là (n – 1).
C. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
D. Phân tử đipeptit mạch hở có 2 liên kết peptit.
Câu 29:
A. Các phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
B. Anilin có tính bazơ nhưng dung dịch của anilin không làm đổi màu quì tím.
C. C3H8O có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn số đồng phân cấu tạo của C3H9N.
D. Anilin có lực bazơ mạnh hơn benzylamin.
Câu 30:
Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
B. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.
D. Oligopeptit là các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit.
Câu 31:
A. Phân tử đipetit có hai liên kết peptit.
B. Phân tử tripeptit có ba liên kết peptit.
C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc α-amino axit.
D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng n − 1.
Câu 32:
A. Protein là những polipeptit cao phân tử có thành phần chính là các chuỗi polipeptit.
B. Protein rất ít tan trong nước lạnh và tan nhiều trong nước nóng.
C. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu vàng.
D. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng xuất hiện màu tím đặc trưng.
Câu 33:
Phát biểu nào sau đây không chính xác
A. Amin bậc III không tạo được liên kết hidrô liên phân tử nên có nhiệt độ sôi nhỏ hơn so với amin bậc I và bậc II.
B. Cho protein tác dụng với CuSO4 và dung dịch kiềm sẽ thấy xuất hiện màu xanh tím do tạo phức chất của đồng (II) với hai nhóm peptit.
C. Protein phản ứng với HNO3 đậm đặc sẽ xuất hiện màu vàng chủ yếu do phản ứng nitro hoá vòng benzen ở các gốc amino axit Phe, Tyr,…
D. Anilin tác dụng với axit nitric loãng lạnh ( 0-5oC) thu được muối điazoni.
Câu 34:
Hỗn hợp E gồm muối của axit hữu cơ X (C2H8N2O4) và đipeptit Y (C5H10N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được chất hữu cơ Q và 3 muối T1, T2, T3. Nhận định nào sau đây sai?
A. Chất Y có thể là Gly-Ala.
B. 3 muối T1, T2, T3 đều là muối của hợp chất hữu cơ
C. Chất Z là NH3 và chất Y có một nhóm COOH .
D. Chất Q là HOOC-COOH
Câu 35:
Khi nói về tetrapeptit X (Gly-Val-Gly-Val), kết luận nào sau đây đúng?
A. X có aminoaxit đầu N là valin và aminoaxit đầu C là glyxin.
B. X tham gia phản ứng biure tạo ra dung dịch màu tím.
C. X có chứa 4 liên kết peptit.
D. Thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được 3 loại đipeptit.
Câu 36:
Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?
A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.
B. Chất Q là H2NCH2COOH.
C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2.
D. Chất X là (NH4)2CO3.
Câu 37:
Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai?
A. Protein có phản ứng màu biure.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
D. Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ.
Câu 38:
Cho dãy các chất: tinh bột, protein, vinyl format, anilin, fructozơ. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các chất trong dãy trên?
A. có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc.
B. có 1 chất làm mất màu nước brom.
C. có 2 chất có tính lưỡng tính.
D. có 2 chất bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
4418 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com