1.3. Đồng phân

  • 19269 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 5 phút

Câu 1:

Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau (đều chỉ có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) thì số đồng phân loại peptit là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau (đều chỉ có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) thì số đồng phân loại peptit là n!


Câu 2:

Một peptit X chứa n gốc glyxyl và n gốc alanyl có khối lượng phân tử là 274 đvC. Số đồng phân X là ?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

X tạo bới n gốc glyxyl và n gốc alanyl → X có dạng {n[C2H5O2N]+n[C3H7O2N]-(2n - 1)[H2O]

• MX = 75n + 89n - (2n - 1) × 18 = 274 → n = 2 → X có các đồng phân là A-A-G-G, A-G-A-G,

A-G-G-A, G-A-A-G, G-A-G-A, GG-AA


Câu 3:

Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc α-amino axit) mạch hở là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Đipeptit Y C6H12N2O3.

Do là đipeptit nên loại trừ 1 nhóm CO-NH, 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH ta còn C4H8

+ Đipeptit có dạng H2N–A–CONH–B–COOH. Vậy ta có các TH sau.

(A) C2H4 + (B) C2H4 có 1 đồng phân alpha là Ala–Ala.

(A) CH3 + (B) C3H7 có 4 đồng phân alpha gồm:

NH2-CH3-CONH-CH(C2,H5)COOH có 2 đồng phân

NH2-CH3-C(CH3)2-COOH có 2 đồng phân

C6H12O3N2 có (1+2+2) = 5 đồng phân


Câu 4:

Peptit X mạch hở có công thức phân tử là C7H13O4N3. Số đông phân cấu tạo của X là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Các CTCT thỏa mãn là Ala–Gly–Gly, Gly–Ala–Gly, Gly–Gly–Ala


Câu 5:

Một tetrapeptit X cấu tạo từ các α–aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH có phần trăm khối lượng nitơ là 20,438%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phù hợp với X?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Tetrapeptit cấu tạo từ các α–aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH có 4 N

MX=14.40,20458=274M1+M2+M3+M4=274+18.3=328=75+75+89+89=75+75+75+103

+ Nếu X gồm 2 Ala và 2 Gly thì số đồng phân cấu tạo phù hợp: 4!2!.2!=6

+ Nếu X gồm 3 Gly và C4H9O2N (có 2 cấu tạo thỏa mãn là α-amino axit)

→ 4.2 = 8

=6+8=14

 


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận