Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
12028 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút
Câu 1:
Kim loại được gắn vào vỏ tàu biển bằng thép (phần ngoài ngâm dưới nước) nhằm bảo vệ vỏ tàu biển không bị ăn mòn là
A. Cu.
B. Ni
C. Zn
D. Sn
Cho phản ứng sau:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.
Phát biểu đúng là
A. NaOH là chất oxi hóa
B. H2O là chất môi trường.
C. Al là chất oxi hóa
D. H2O là chất oxi hóa
Câu 2:
Hiện nay do sự cạn kiệt nguồn dầu mỏ, con người bắt đầu chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế là etanol. Với mục đích này, etanol được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Thủy phân etyl halogenua trong môi trường kiềm
B. Hiđro hóa (khử) axetanđehit với xúc tác Ni
C. Lên men tinh bột
D. Hiđrat hóa etilen thu được từ quá trình sản xuất dầu mỏ
Câu 3:
Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Etyl axetat
B. Propyl axetat
C. Vinyl axetat
D. Phenyl axetat
Câu 4:
Cho kết tủa Fe(OH)3 vào dung dịch chất X, thu được dung dịch FeCl3. Chất X là
A. HCl.
B. H2SO4.
C. NaOH.
D. NaCl.
Câu 5:
Chất khí ở điều kiện thường là
A. ancol metylic.
B. metylamin.
C. anilin.
D. glyxin.
Câu 6:
Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HNO3 đặc nguội
B. Dung dịch H2SO4 đặc nguội
C. Dung dịch HCl loãng nguội
D. Dung dịch MgSO4.
Câu 7:
Cho sơ đồ chuyển hoá giữa các hợp chất của sắt:
FeNO33→t°X→+CO.t°dl→+FeCl3 Z→+TFeNO33
Các chất X và T lần lượt là
A. FeO và AgNO3.
B. Fe2O3 và Cu(NO3)2.
C. Fe2O3 và AgNO3
D. FeO và NaNO3.
Câu 8:
Công ty The Goodyear Tire & Rubber là một trong những công ty lốp xe lớn nhất thế giới khởi lập năm 1898. Năm 1971, lốp Goodyear trở thành bánh xe đầu tiên lăn trên Mặt Trăng... Tên công ty được đặt theo tên của nhà tiên phong Charles Goodyear, người khám phá ra phương pháp kết hợp giữa nguyên tố S (lưu huỳnh) với cao su để tạo ra một loại cao su có cấu trúc dạng mạch không gian, làm tăng cao tính bền cơ học, khả năng chịu được sự ma sát, va chạm. Loại cao su này có tên là
A. cao su buna-S.
B. cao su buna-N.
C. cao su buna.
D. cao su lưu hóa.
Câu 9:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch FeCl3?
B. Ni.
C. Ag.
D. Ca.
Câu 10:
Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với chất nào sau đây?
A. Saccarozơ.
B. Axetilen
C. Anđehit fomic
D. Glucozơ
Câu 11:
Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hoá học nào sau đây?
Câu 12:
Cho 10,4 gam hỗn hợp Mg và Fe tan hết trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 53,84%
B. 80,76 %
C. 64,46 %
D. 46,15 %
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Alanin làm quỳ tím chuyển màu xanh
B. Glyxin có tính chất lưỡng tính
C. Valin tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng
D. H2NCH2COONH3CH3 là este của glyxin
Câu 14:
Hỗn hợp X gồm Na, K, Ba hòa tan hết trong nước tạo dung dịch Y và 5,6 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch H2SO4 2M tối thiểu cần dùng để trung hòa dung dịch Y là:
A. 150 ml
B. 250 ml
C. 125 ml
D. 100ml
Câu 15:
Biết CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí, thể tích không khí (đktc) cần cung cấp cho cây xanh quang hợp để tạo 162 gam tinh bột là
A. 224.103 tít
B. 112.103 tít
C. 336.103 tít
D. 448.103 tít.
Câu 16:
Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau khi phản ứng hoàn toàn làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 9,125) gam muối khan. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), kết thúc phản ứng tạo ra (m + 7,7) gam muối. Giá trị của m là
A. 26,40
B. 32,25
C. 39,60
D. 33,75.
Câu 17:
Mục đích của việc phân tích định tính nguyên tố là nhằm xác định
A. các nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ
B. tỉ lệ khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
C. công thức phân tử của hợp chất hữu cơ
D. công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ
Câu 18:
Những ion nào sau đây cùng tồn tại được trong một dung dịch ?
A. Na+, Cu2+, Cl-, S2-
B. Na+, Mg2+, NO3-, CO32-
C. K+, Fe2+, OH-, NO3-
D. Mg2+, Al3+, HCO3-, NO3-
Câu 19:
Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng
A. Phản ứng tráng bạc
B. Phản ứng thủy phân,
C. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
D. Phản ứng với dung dịch iot.
Câu 20:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho lá Zn vào dung dịch HNO3 loãng.
(d) Đốt dây Mg trong bình đựng khí clo.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 3
B. 1
C. 4.
D. 2
Câu 21:
Trong phòng thí nghiệm, isoamyl axetat (dầu chuối) được điều chế từ phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol tương ứng. Nguyên liệu điều chế isoamyl axetat là
A. Axit axetic và ancol isoamylic (xt H2SO4 loãng).
B. Axit axetic và ancol isoamylic (xt H2SO4 đặc).
C. Giấm ăn và ancol isoamylic (xt H2SO4 loãng).
D. Natri axetat và ancol isoamylic (xt H2SO4 loãng).
Câu 22:
Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm thổ trong dãy là
A. 1
B.3
C.2
D.4
Câu 23:
Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoniclorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 24:
Cho 46,8 gam hỗn họp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ) thu được dung dịch (A). Cho m gam Mg vào dung dịch (A), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào (B) được kết tủa (D). Nung (D) trong không khí đến khối lượng không đổi được 45,0 gam chất rắn (E). giá trị gần nhất của m là
A. 6,6 gam
B. 13,2 gam
C. 11,0 gam
D. 8,8 gam
Câu 25:
Để tác dụng hết với X mol triglixerit Y cần dùng tối đa 7x mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn x mol Y bằng khí O2, sinh ra V lít CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa V với x, y là
A. V = 22,4.(9x + y).
B. v = 44,8.(9x + y).
C. V = 22,4.(7x + l,5y).
D. V = 22,4.(3x + y).
Câu 26:
Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H12O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(а) X + 2NaOH →t∘ Y + Z + T
(b) X + H2 →t∘E
(c) E + 2NaOH →t∘ 2Y + T
(d) Y + HCl →t∘ NaCl + F
Chất F là
A. CH2=CH-COOH
B. CH3COOH
C. CH3CH2COOH
D. CH3CH2OH
Câu 27:
(1) Cho dung dịch Al(NO3)3 vào dung dịch chứa FeSO4 và H2SO4.
(2) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(3) Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)3.
(4) Cho nước Br2 vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho dung dịch KMnO4 vào dung dịch chứa FeSO4 và H2SO4.
(6) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch chứa Fe(NO3)2.
(7) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nguội.
(8) Cho CrO3 vào dung dịch chứa FeSO4 và H2SO4.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A.7
B.5.
C.6
D.4.
Câu 28:
Cho các phát biểu sạu:
(a) Trong tự nhiên kim loại kiềm tồn tại ở dạng hợp chất và đơn chất.
(b) Cho dung dịch HCl dư vào quặng đolomit và quặng boxit đều có khí thoát ra.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2 (SO4) 3 không thu được kết tủa.
(d) Al bền trong không khí do có màng oxit bảo vệ.
(e) Trong quá trình điện phân dung dịch HCl thì pH của dung dịch giảm.
(f) Be không tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3
D. 5
Câu 29:
Hỗn hợp X gồm 0,15 mol CH4; 0,09 mol C2H2 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy khối lượng dung dịch brom tăng 0,82 gam và thoát ra hỗn hợp khí Z. Tỉ khối của Z đối với H2 là 8. Thể tích của hỗn hợp Z (đktc) là
A. 5,6 lít
B. 5,824 lít
C. 6,048 lít
D. 5,376 lít
Câu 30:
Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch loãng gồm H2SO4 và a mol HC1 được khí. H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch Y gồm KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X. Khối lượng kết tủa (m gam) thu được phụ thuộc vào sơ thể tích dung dịch Y (V lít) được biểu diễn theo đồ thị sau:
A. 0,25
B. 0,20
C. 0,10
D. 0,15
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(1) Thủy phân vipyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được axetanđehit.
(2) Ở điều kiện thường, etyl amin là chất lỏng.
(3) Amilopectin và xenlulozo đều có cấu trúc mạch không phân nhánh.
(4) Phenol là chất rắn, ít tan trong nước lạnh.
(5) Glucozo là hợp chất hữu cơ đa chức.
(6) Lòng trắng trứng cho phản ứng màu biure.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 32:
Điện phân dung dịch X chứa 2a mol CuSO4 và a mol NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được V lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 8,96 lít (đktc) và dung dịch sau điện phân hòa tan vừa hết 12 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của V gần nhất với
A. 3,3
B. 2,2
C. 4,5.
D. 4,0
Câu 33:
Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau. Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn, được 40,2 gam chất rắn Y và a gam một ancol Z. Nung Y với CaO cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được 8,4 gam một chất khí. Oxi hóa a gam Z thu được hỗn hợp T gồm axit cacboxylic, anđehit, ancol dư và nước. Cho T tác dụng hết với Na dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cho T vào dung dịch KHCO3 dư, thoát ra 2,24 lít CO2 (đktc). Cho T phản ứng tráng bạc hoàn toàn, tạo ra 86,4 gam Ag. Giá trị của m là:
A.25,8
B.30,0
C.29,4
D.26,4
Câu 34:
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3 và Cu (trong đó số mol nguyên tử oxi trong X gấp 1,625 lần số mol hỗn hợp X) vào 250 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Y và 1,92 gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được dung dịch Z, 672 ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất N+5, ở đktc) và 78,23 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là
A. 40,5%
B. 10,9%
C. 67,4%
D. 13,7%
Câu 35:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:
Hình vẽ trên minh họa phản ứng nằo sau đây ?
A. NH4C1 + NaOH →t∘NaCl + NH3 + H2O
B. C2H5OH →H2SO4đặc+t∘ C2H4 + H2O
C. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) →t∘ NaHSO4 + HCl
D. NaCl+ H2SO4 →t∘ NaHSO4 + HCl
Câu 36:
Có 5 chất bột trắng đựng trong các lọ riêng biệt: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và CO2 có thể phân biệt được số chất là
C. 4
Câu 37:
Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ và số mol của Y bé hơn số mol X) tạo thành từ cùng một axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH) và ba ancol no (số nguyên tử C trong phân tử mỗi ancol nhỏ hơn 4). Thủy phân hoàn toàn 34,8 gam M bằng 490 ml dung dịch NaOH 1M (dư 40% so với lượng phản ứng). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 38,5 gam chất rắn khan. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 34,8 gam M thì thu được CO2 và 23,4 gam H2O. Thành phần phần trăm theo khối lượng Y trong M là
A. 34,01%.
B. 43,10%.
C. 24,12%.
D. 32,18
Câu 38:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Cu(NO3)2; Fe và FeCO3 bằng dung dịch chứa H2SO4 và 0,054 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 75,126 gam các muối (không có Fe3+) và thấy thoát ra 7,296 gam hỗn hợp khí Z gồm N2; N2O; NO; CO2 và 0,024 mol H2. Cho dung dịch NaOH vào 1/10 dung dịch Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 3,8064 gam thì dùng hết 0,1038 mol NaOH. Mặt khác, cho BaCl2 vào dung dịch Y vừa đủ để kết tủa hết SO42-, sau đó cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào thì thu được 30,7248 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 20,6
B. 34,1
C. 12,1
D. 42,6
Câu 39:
Hỗn hợp E gồm: Gly-Ala, A1-Ala; Glu-A2-Ala (X), Lys-Ala-A3 (Y), Lys-Ala-Ala-Lys (Z); trong đó nX : nY : nZ = 4 : 2 : 1 và A1, A2, A3 là đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được khí N2, 20,496 lít khí CO2 (đktc), 15,39 gam H2O. Cho m gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, thu được (m + 9,04) gam muối. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được muối có khối lượng là
A. 36,11
B. 39,61.
C. 32,13
D. 34,15.
2406 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com